Khảo sát: Gần 40% lao động khách sạn chưa thể quay lại làm việc

Theo một khảo sát mới đây, thì đến hết tháng 02/2021 vẫn còn đến 39% lao động khách sạn chưa thể quay trở lại làm việc, chưa thể khôi phục trạng thái bình thường mới như trước đó.

Gần 40% nhân viên lữ hành chưa thể thay quay lại ngành

Hội đồng Tư vấn Du lịch (Tourism Advisory Board – TAB) mới đây đã công bố kết quả khảo sát khả năng chống chịu của doanh nghiệp Việt Nam trong mảng du lịch, lữ hành trong bối cảnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp. Đây là khảo sát do TAB phối hợp cùng Chương trình Du lịch Bền vững Thụy Sĩ và Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân thực hiện. Khảo sát này có 432 doanh nghiệp khắp mọi miền, cùng mọi quy mô và mô hình vận hành tham gia trả lời.

gan-40-nhan-vien-lu-hanh

Gần 40% nhân viên lữ hành chưa thể thay quay lại ngành.

Theo đó, đến hết quý I năm 2021, nhân sự mảng lưu trú có việc làm so với trước dịch là 61%. Nhưng cũng trong 61% ấy, đa số nhân viên phải chấp nhận giảm giờ làm, giảm lương để ứng phó với khó khăn khi hoạt động kinh doanh trì trệ.

Cũng theo khảo sát, có đến 18% doanh nghiệp cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc, 48% doanh nghiệp có hỗ trợ tài chính cho nhân viên khi nghỉ việc ngắn hạn, 75% doanh nghiệp có hỗ trợ tài chính cho nhân viên khi nghỉ việc hoàn toàn.

Như vậy, bức tranh chung của thị trường trong giai đoạn hiện tại, là nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể vận hành lại đà khôi phục, nhiều nhân viên vẫn chưa thể quay trở lại công việc

Doanh nghiệp chịu tác động cũng không kém

Khảo sát trên còn chỉ ra rằng, doanh thủ của nhiều khách sạn giảm mạnh. Theo đó, có khoảng 56% khách sạn cho biết doanh thu của 2020 chưa bằng ¼ trong năm 2019. Còn với các khách sạn nhỏ lẻ, lữ hành quốc tế hay vận chuyển thì còn thê thảm hơn. Nhiều doanh nghiệp biến mất, trên bờ vực phá sản, cắt giảm nhiều chi phí và giới hạn hoạt động, vận hành… Bên cạnh việt thất thoát doanh thu, dịch bệnh còn làm tăng thêm chi phí phát sinh cho các khách sạn như chi phí hạ tầng (bảo hành, vệ sinh…), trợ cấp, hỗ trợ lương cho nhân viên…

gan-40-nhan-vien-lu-hanh

Doanh nghiệp chịu tác động cũng không kém.

Chính vì thế, mà các doanh nghiệp đang cần những chính sách hỗ trợ, giải pháp khắc phục toàn diện nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn. Ở cấp chính quyền, nhiều doanh nghiệp mong muốn được giảm – giãn nộp thuế, miễn – hoãn đóng bảo hiểm xã hội… Ở cấp độ quản lý vận hành, nhiều doanh nghiệp khách sạn không còn xem cắt, giảm lương nhân viên là giải pháp nữa, mà là trạng thái không thể tránh khỏi.

Chính vì thế, nhiều khách sạn đang dần dịch chuyển sang xu hướng làm việc tại nhà, vận hành từ xa để đảm bảo hiệu quả công việc, song song với đó là triển khai nhiều chính sách linh hoạt, cung ứng dịch vụ để khơi gợi hứng thú, tìm đến khách sạn sau khi dịch kết thúc.

Lối đi nào cho các khách sạn trong giai đoạn hiện nay?

Nhìn nhận từ thực tế, du lịch trong và sau dịch gặp nhiều vấn đề cần giải quyết. Trực quan nhất là tài chính, khi nhiều người không sẵn sàng chi tiền cho các động du lịch vì đang khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, một số khác lại cảm thấy chưa an toàn khi di chuyển trong thời điểm này. Cho nên, là các khách sạn, cần triển khai những biện pháp bảo vệ an toàn, hỗ trợ và tư vấn khách hàng qua nền tảng online, cũng như triển khai những xu hướng du lịch mới.

Bên cạnh đó, để ứng phó với những biến động của Covid 19, cũng như đem lại hiệu quả trong quá trình làm việc, khôi phục đà sản xuất trong thời điểm hiện tại, các khách sạn nên triển khai các giải pháp, nền tảng hỗ trợ công việc từ xa như PMS để vận hành thêm hiệu quả.

Blue Jay PMS là đơn vị tiên phong, giải pháp toàn diện cho các khách sạn ở các quy mô, cấp độ khác nhau, để thông qua đó mà khách sạn vận hành được ổn định, duy trì sự trọn vẹn và thông suốt ngay trong mùa dịch như hiện nay.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn của bạn bằng phần mềm quản lý toàn diện Blue Jay Pms !