Các khách sạn đang làm mọi cách để ứng phó với dịch bệnh nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ vấn đề này. Hãy điểm qua những giải pháp, chiến lược đang được các khách sạn áp dụng trong thời điểm hiện tại.
Khách sạn ảnh hưởng bởi Covid-19 như thế nào?
Khác với mọi năm, mùa du lịch cao điểm những dịp lễ lớn và quan trọng được nhiều người hưởng ứng như Noel, Tết Dương Lịch nay lại đìu hiu, trầm lắng hơn. Ở Hà Nội, Covid-19 bao trùm khắp phố cổ, từ xuân sang hè và nay lại đến mùa đông. Đặc biệt là những chuỗi phố phục vụ cho khách Tây, nay trở nên điêu tàn đến mức thê thảm, nhưng lại không khó để nhận ra đâu là nguy nhân.
Không có nguồn cung là khách du lịch, các khách sạn ảnh hưởng bởi Covid-19 lớn nhỏ vì thế cũng thất thu. Anh Trần Long, một chủ khách sạn lớn trên phố Nguyễn Hữu Huân (Hà Nội) cho hay, “Nguyên dãy phố mà nhiều khách sạn phải đóng cửa và cho nhân viên nghỉ, một số lại sang nhượng hoặc rao bán. Nhà tôi thì ở đây sẵn nên không lo tiền mặt bằng, chứ như nhiều nhà khác, đó là gia sản nên không thể trụ mãi được”. Giai đoạn này vào những năm trước là đón rất nhiều lượt khách nước ngoài, nhưng hiện tại thì lượng khách giảm đến 85%. Còn khách trong nước cũng hạn chế đi lại, thắt lưng buộc bụng, không chi mạnh cho du lịch như trước nữa.
Khách sạn ảnh hưởng bởi COVID-19 như thế nào?
Ngay cả những khu phố sầm uất một thời như Hàng Ngang, Hàng Đào hay Tạ Hiện cũng phải treo biển sang nhượng cửa hàng. Nhiều cái tên là các nhà hàng, khách sạn vốn thân thuộc từ trước, nay chỉ còn là ký ức khi chủ đành phải gỡ bảng hiệu, sang nhượng để gỡ vốn.
Có thể nhìn nhận một cách thực tế rằng, khách sạn ảnh hưởng bởi Covid-19 theo từng cấp độ và phụ thuộc và năng lực tài chính của mỗi người. Chính vì thế, việc đứng dậy sau cơn bão lớn ấy là một điều không tưởng.
Các khách sạn đã ứng phó, vượt qua Covid-19 ra sao?
Một chiến lược để ứng phó với tình huống khách sạn ảnh hưởng bởi COVID-19 như hiện tại đó là cắt giảm chi phí, đặc biệt là chi phí lao động. Nguồn thu nhập và cuộc sống của người lao động theo đó mà trở nên khó khăn, dù là người làm có tay nghề hay phổ thông. Đổi lại, các doanh nghiệp có thêm nhiều thời gian, có thêm quỹ tài chính để ứng phó với những bất ngờ do Covid-19 sẽ đem lại.
Các khách sạn đã ứng phó, vượt qua Covid-19 ra sao?
Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tốt nhất mà các doanh nghiệp có được, bởi lẽ – chính điều này cũng đã cắt giảm luôn lượng nhân sự lành nghề, ổn định và có thể giúp họ khôi phục trạng thái hoạt động như trước đó. Chính vì thế mà khi dịch đi qua, trạng thái bình thường mới được khôi phục thì các doanh nghiệp cũng phải chật vật sau dịch tìm người thay thế, đào tạo để phù hợp với chuyên môn.
Một số doanh nghiệp lại linh hoạt ứng phó bằng cách chuyển đổi số phương pháp quản lý, từ việc quản lý thủ công sang tự động, dần chuyển dịch làm việc từ xa để tránh những rủi ro từ Covid-19 đem đến. Với các doanh nghiệp lữ hành, điều này vừa giúp công việc vận hành được trơn tru, không gián đoạn, lại vừa an toàn và tăng hiệu quả.
Sau khi dịch được kiểm soát, nhu cầu du lịch sẽ tăng đáng kể.
Một trong những giải pháp được nhiều khách sạn chọn để triển khai, đó chính là Blue Jay PMS – giải pháp quản lý, vận hành khách sạn bằng công nghệ đa tính năng, đa nền tảng để giúp khách sạn ảnh hưởng bởi COVID-19 giảm bớt tác động hơn. Blue Jay PMS vừa giúp các khách sạn vận hành hiệu quả, lại an toàn trong mùa dịch. Chính vì thế mà sau khi cuộc sống bình thường mới tái diễn, nhiều khách sạn vẫn tiếp tục lựa chọn Blue Jay PMS như là công cụ hiệu quả, người bạn đồng hành chất lượng trên con đường kinh doanh của mình.