Các khách sạn cần đón đầu xu hướng du khách để xây dựng chiến lược phù hợp, triển khai kế hoạch nhằm thu hút khách sau dịch để quá trình khôi phục kinh doanh khách sạn nhanh chóng, hiệu quả.
Xu hướng du lịch trong thời gian tiếp theo
Xu hướng du lịch của khách du lịch và khách sạn có những điểm tương đồng nhất định, và cũng có những sự khác biệt đáng kể. Hiểu khách du lịch đang tìm kiếm điều gì, và khách sạn nên lựa chọn ra sao sẽ giúp việc hồi phục sau dịch của khách sạn diễn ra hiệu quả hơn.
Xu hướng lựa chọn khách sạn của khách du lịch
Điểm đến an toàn, thân thiện
Dịch bệnh hiện nay đang diễn biến phức tạp, bên cạnh đó là sự bất ổn của tình hình chính trị một số quốc gia, khu vực trên thế giới; nên hành vi lựa chọn điểm đến của khách du lịch phần nào cũng có sự thay đổi, ưu tiên sự an toàn hơn là khám phá, thân thiện hơn là mạo hiểm.
Kết hợp làm việc từ xa
Work from home không còn giới hạn trong chính căn nhà của mình, khi nhiều người kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng và hoàn thành công việc từ xa. Khách sạn, homestay có không gian thoáng mát yên tĩnh, có bàn ghế để thuận tiện làm việc, wifi ổn định để duy trì kết nối... sẽ được nhiều khách hàng chú ý và tìm đến.
Du lịch vùng nông thôn, miền núi, tại địa phương
Du lịch xa thành phố, lựa chọn vùng nông thôn, miền núi giúp khách du lịch hạn chế nơi đông người, giảm tiếp xúc; Du lịch ngay tại địa phương giúp hạn chế di chuyển, giảm nguy cơ lây nhiễm, đem lại an toàn tối đa cho hành trình của mình.
Bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe chuyến đi
Dịch bệnh chưa thể kết thúc sớm, nên khách du lịch cần biết thông tin chăm sóc sức khỏe của điểm đến, cũng như các gói bảo hiểm du lịch… đi kèm để an tâm trong chuyến đi của mình.
Xu hướng lựa chọn khách du lịch của khách sạn
Đã tiêm, được cấp hộ chiếu Vaccine
Hộ chiếu Vaccine tuy mới triển khai thí điểm ở nhiều nơi trên thế giới cũng như tại Phú Quốc của Việt Nam, nhưng rất có tiềm năng thực hiện. Các khách sạn sẽ chào đón những người đã được tiêm, hoặc được cấp hộ chiếu Vaccine nhằm đảm bảo an toàn cho khách sạn của mình.
Đón đầu lượng khách từ các vùng an toàn
Khu vực đã kiểm soát được dịch, vùng an toàn không có dịch sẽ là thị trường khách tiềm năng để mời gọi, thu hút mà không quá lo lắng về sự an toàn khi chào đón.
Đáp ứng nhu cầu khách nội địa
Lượng khách quốc tế đóng băng, nên các khách sạn trông chờ chủ yếu từ khách nội địa. Do đó, cần xây dựng các gói, chương trình kích cầu phù hợp để đáp ứng và thu hút lượng khách nội địa.
Nhiều khách sạn phải đóng cửa, hạ giá để duy trì trong mùa dịch.
Hồi phục khách sạn sau mùa dịch nhanh và hiệu quả như thế nào?
Để hồi phục khách sạn sau mùa dịch nhanh và hiệu quả, ngoài việc xác định đúng xu hướng của khách du lịch, đón đầu lựa chọn phù hợp cho khách sạn, thì cũng cần những chiến lược, giải pháp mang tính cụ thể để đem lại hiệu quả rõ ràng. Tham khảo các gợi ý dưới đây, và áp dụng linh hoạt cho khách sạn của bạn để hồi phục được như mong muốn.
Tối ưu kênh bán phòng
Sau dịch, các OTAs sẽ có những động thái thúc đẩy doanh số, cụ thể là giảm chiết khấu cho chủ khách sạn, khuyến mãi đặt phòng cho người dùng để kích cung, kích cầu. Tận dụng điều ấy, các khách sạn hãy mở hết các kênh bán phòng trước đó tạm đóng, nhằm tối ưu độ phủ, tăng nhận diện ở tất cả các kênh và hưởng lợi từ các chính sách khuyến mãi.
Đồng thời, khách sạn cũng cần bán phòng linh hoạt hơn, đáp ứng sự thiếu ổn định của việc phòng chống dịch. Ví dụ, cho phép hủy phòng sát ngày nhận, hỗ trợ xe trung chuyển từ sân bay về khách sạn… Để khách hàng dễ dàng, an tâm hơn khi đặt phòng.
Cơ cấu lại cách bán phòng
Nhu cầu lưu trú trước và sau dịch có những sự thay đổi nhất định, như những gì đã trình bày ở trên. Khách sạn cần linh hoạt hơn, chuyển đổi cơ cấu, cách thức bán phòng, cũng như đáp ứng những nhu cầu thực tế của khách hàng nhằm đón đầu xu hướng, đảm bảo sự an toàn cho khách du lịch.
Những xu hướng mới mà khách sạn cần cân nhắc triển khai như là: cho thuê phòng dài hạn, xây dựng không gian phù hợp để làm việc, ứng dụng thanh toán không tiếp xúc…
Kích cầu, khuyến mãi
Nhu cầu du lịch trở lại sau dịch là rất lớn, nhưng tác động trực diện của Covid-19 một phần chính là kinh tế, do đó mà nhiều người khá ngần ngại khi chi tiền cho du lịch, lưu trú. Do vậy, các khách sạn có thể xây dựng những chương trình kích cầu, tạo khuyến mãi vừa để giảm tải tài chính cho khách du lịch, vừa thu hút thêm lượt đặt phòng cho khách sạn.
Một số gợi ý mà chủ khách sạn có thể tham khảo như: giảm sốc giá phòng, miễn phí dịch vụ, combo siêu tiết kiệm… Lợi nhuận thu về trong giai đoạn này có thể thấp, nhưng sẽ là giải pháp hiệu quả, giúp khách sạn vận hành trở lại được tốt hơn.
Tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng, an toàn
Nguồn khách hàng tiềm năng sau dịch bệnh là những nơi an toàn, đã phần nào khống chế được dịch Covid-19.
Khách du lịch nội địa là nguồn khách hàng tiềm năng nhất, gần gũi về mặt văn hóa cũng như phong cách sống, việc đáp ứng yêu cầu và phục vụ sẽ dễ dàng hơn. Chính vì thế, theo dõi diễn biến phòng dịch trên cả nước, cũng như chính sách mở cửa của từng địa phương, mà triển khai các gói bán phòng phù hợp.
Khách du lịch quốc tế tuy đóng băng trong thời điểm hiện tại, nhưng nhiều quốc gia đang làm tốt công tác dập dịch, tiêm chủng như Úc, Trung Quốc. Hồng Kông… Tất nhiên, diễn biến dịch đang còn phức tạp, nên sẽ chưa chắc chắn được điều gì. Theo dõi tình hình, đón đầu lượng khách quốc tế từ những quốc gia an toàn, sẽ gia tăng đáng kể doanh thu cho khách sạn của bạn
Cho nên, khi đã xác định đúng nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, hãy triển khai các chiến dịch, quảng cáo nhắm mục tiêu đến họ, truyền tải thông điệp bán phòng, khuyến mãi hấp dẫn để làm gợi ý cho họ lựa chọn.
Tối ưu, giải quyết vấn đề nhân sự sau mùa dịch
Trong mùa dịch, nhiều khách sạn tối ưu vấn đề tài chính bằng cách cắt giảm nhân sự, kiêm nhiệm nhiều vị trí. Khi dịch quay lại, khối lượng công việc đòi hỏi lượng nhân sự tương ứng, việc kiêm nhiệm không còn hiệu quả nữa.
Để giải quyết, khách sạn cần có chiến lược cắt giảm phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho người lao động lẫn quá trình vận hành. Việc kiêm nhiệm tùy thuộc vào năng lực, nhiệm vụ được phân công, như lễ tân kiêm nhiệm dọn dẹp, hoặc bán phòng; kế toán kiêm nhiệm lễ tân...
Khi dịch được kiểm soát, cần có kế hoạch tuyển dụng lại nhân viên cũ, người làm có kinh nghiệm để vận hành lại không gặp nhiều khó khăn. Một điều quan trọng cần lưu ý, đó là nhân viên mới sẽ cần thời gian làm quen thích nghi, còn việc khôi phục khách sạn cần đẩy nhanh tốc độ, nên hãy lưu ý và cân nhắc việc tuyển nhân viên mới hoàn toàn cho các vị trí.
Tối ưu, giải quyết vấn đề nhân sự sau mùa dịch đang được nhiều khách sạn tính đến.
Thuê mặt bằng, khách sạn giá tốt trước khi dịch kết thúc
Nếu bạn chưa có mặt bằng, hãy tận dụng cơ hội này để tìm kiếm, thuê lại khách sạn giá tốt khi người khác thanh lý cắt lỗ hoặc đang tìm chủ quản lý. Trao đổi trong thời gian dịch bệnh, việc vận hành bị ngưng trệ và không thể sinh lời, để lấy đó làm căn cứ thuê với giá tốt hơn. Hãy theo dõi các group kinh doanh, khởi nghiệp khách sạn để cập nhật, tham khảo thông tin khách sạn thanh lý để lựa chọn. Tìm đúng khách sạn có tiềm năng sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá trong chiến lược kinh doanh của mình.
Duy trì Marketing trong mọi tình huống
Marketing khách sạn cần thực hiện trong và sau dịch để đem lại hiệu quả khi hồi phục hoạt động. Bởi nếu khách sạn có kế hoạch Marketing khách sạn sau dịch để duy trì rõ vị thế trong lúc đối thủ đang tạm ngưng, thì khi phục hồi sẽ nhanh, và hiệu quả hơn.
Trong mùa dịch, hãy duy trì các kênh truyền thông như website, fanpage và cập nhật thông tin thường xuyên, để giữ thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm được ổn định và không sụt giảm, khi hồi phục thì những từ khóa vẫn giữ top đầu. Thông tin cập nhật có thể là: không gian, bối cảnh của khách sạn; chính sách, thông báo mở cửa; dọn dẹp, cải tạo không gian trong giai đoạn dịch bệnh...
Sau mùa dịch, hãy nhanh nhạy cập nhật thông tin mở cửa, và tạo ra những gói kích cầu, khuyến mãi để thu hút, tăng sự chú ý. Kết hợp thứ hạng được giữ vững từ trước đó, tận dụng sự kết nối đã được duy trì để tăng sức hút, tạo động lực cho khách du lịch ghé đến.
Marketing là một quá trình dài hơi, do vậy ngay cả khi dịch bệnh diễn ra thì khách sạn cũng dần duy trì hoạt động này để đảm bảo hiệu quả như mong muốn.
Sử dụng giải pháp công nghệ để vận hành hiệu quả hơn
Tài chính thâm hụt vì đóng băng hoạt động kinh doanh, nhân sự hoặc cắt giảm hoặc chưa thành thạo công việc, để giải quyết thì khách sạn cần triển khai giải pháp công nghệ, giúp tự động hóa, vận hành trơn tru và liền mạch hơn.
Việc sử dụng các giải pháp công nghệ đem lại nhiều lợi ích cụ thể, có giá trị cho khách sạn như:
- Vận hành từ xa hiệu quả, không cần đến trực tiếp khách sạn hay tiếp xúc trực tiếp để làm việc.
- Tự động đồng bộ, cập nhật các thay đổi hoặc điều chỉnh giá phòng.
- Theo dõi tình hình tài chính trực quan, thuận tiện.
- Thân thiện, dễ thao tác, dễ sử dụng.
Blue Jay PMS đang là giải pháp toàn diện cho khách sạn khi vận hành bằng công nghệ, đáp ứng đầy đủ những tính năng cần thiết cho khách sạn quản lý như trên, và cam kết đồng hành cùng khách sạn bằng chính sách miễn phí sử dụng từ đây đến hết năm 2021.
Blue Jay PMS là giải pháp tất cả trong một, bao gồm phần mềm quản lý khách sạn, quản lý các kênh phân phối, đặt phòng trực tiếp trên website nhằm gia tăng đặt phòng, và hơn thế nữa còn là giải pháp hồi phục khách sạn sau mùa dịch nhanh chóng và hiệu quả.