Khôi phục hoạt động sau dịch là một thách thức đáng kể với các khách sạn. Trong bài sau, cùng tìm hiểu về 4 thách thức lớn nhất, cần giải quyết khi vận hành khách sạn trở lại sau dịch.
Khủng khoảng nhân sự ngành khách sạn
Tháng 03 năm 2020, khi những đợt giãn cách xã hội diễn ra, cả thị trường lao động chứng kiến đợt cắt giảm nhân sự quy mô lớn chưa từng có. Trong đó, chịu nhiều ảnh hưởng và nặng nề nhất là người làm trong lĩnh vực du lịch, khách sạn. Có những nơi lương nhân viên bị giam từ 3 – 5 tháng, cắt giảm đến 70% lương hoặc 50% nhân sự ở một số khách sạn.
Và điều này có xu hướng tăng trong các làn sóng dịch thứ hai, thứ ba tiếp theo đó. Nhân viên ngành khách sạn chịu nhiều tác động, lương không đủ sống, thất nghiệp dài ngày… dẫn đến tình trạng nghỉ việc hàng loạt, bỏ việc và kiếm công việc khác để kiếm sống.
Nhân sự là bài toàn đau đầu của nhiều khách sạn hậu đại dịch.
Hiện tại, Đại dịch chưa hoàn toàn chấm dứt, nhưng cuộc sống bình thường mới đã xuất hiện, tạo cơ hội để cả nền kinh tế cùng tái khởi động, trong đó có cả ngành khách sạn. Nhưng không còn giống như trước, nhân viên cũ đã chuyển ngành và không còn niềm tin vào công việc; nhân viên mới thì còn thiếu kinh nghiệm và không chịu được lương thấp.
Với tiềm lực là những nhân viên còn lại, các doanh nghiệp khách sạn phải rất cố gắng trong việc duy trì môi trường làm việc ổn định, không quá tải nhưng vẫn đủ sức cạnh tranh, tạo nên lợi nhuận. Chính lúc này đây, hệ thống PMS để quản lý khách sạn qua Cloud được xem là giải pháp hữu hiệu, giúp các khách sạn đi qua mùa dịch cũng như vận hành tốt trong điều kiện bình thường. PMS giúp nhân viên có thể làm việc ở nhà, tự động hóa các quá trình để không cần phải tiêu tốn quá nhiều nguồn lực nhân sự.
OTAs không còn ổn định như trước
OTAs là tên gọi chung của các nền tảng hỗ trợ bán phòng chuyên nghiệp, như Booking, AirBnB, Agoda… Sự ra đời của OTAs giúp các khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, các khách sạn quảng bá thương hiệu tốt hơn. Tuy vậy, khi kết hợp đa kênh, lựa chọn triển khai cùng lúc nhiều OTA sẽ tạo nên sự chồng chéo, trùng lịch, không khớp lịch giữa các nền tảng, gây nên sự lẫn lộn, không hiệu quả khi triển khai.
Điều này trong bối cảnh bình thường đã là một vấn đề nhức nhối, các khách sạn lựa chọn các giải pháp khác nhau để khắc phục nhưng không khi nào là triệt để. Và khi Covid xuất hiện rồi mọi người dần chung sống với nó, thì vấn đề này lại càng nghiêm trọng hơn trước.
Tình hình dịch bệnh chưa được khống chế hoàn toàn trên toàn cầu, khiến trong thời điểm mà việc đi lại giữa các khu vực còn chưa được xác định… là một trong những vấn đề khiến nhiều khách du lịch đổi, hủy lịch bán phòng nhiều hơn trước.
Các khách sạn thiếu sự chuẩn bị, không lường trước được những rủi ro, và nguồn lực để phân tích còn hạn chế là những vấn đề gây nên sự căng thẳng, kinh doanh không đem lại hiệu quả. Nhưng vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết được bằng các công cụ Channel Manager được tích hợp với PMS nhằm đồng bộ hóa OTAs đa kênh, tối ưu tuyệt đối nguồn lực và hạn chế phòng trống, lấp đầy công suất phòng nhanh và nhiều nhất có thể.
Những chiến dịch hút khách cần hiệu quả hơn để khôi phục ngành khách sạn hậu đại dịch
Cách ly xã hội diễn ra dài ngày, khách nội địa lẫn quốc tế giảm sút, người dân hạn chế đi lại và thắt chặt chi tiêu… khiến cho việc kinh doanh khách sạn không đem lại hiệu quả như mong đợi. Các khách sạn trong giai đoạn này thường khá lay lắt, chờ đợi thời cơ nhiều hơn nên luôn trong trạng thái ngủ đông.
Những chiến dịch cần hút khách cần hiệu quả hơn để khôi phục ngành khách sạn hậu đại dịch.
Nhưng khi cuộc sống bình thường mới diễn ra, điều này đã được hóa giải, cộng đồng được giải cơn khát di chuyển bằng những gói kích cầu du lịch, khuyến mãi bán phòng từ các doanh nghiệp và địa phương. Các khách sạn cũng không đứng ngoài cuộc chạy đua này, tung ra nhiều kế hoạch thu hút, chương trình thu hút khách hàng, tạo nên cảm giác sôi động như những gì trước đây đã thấy.
Điều này để làm tốt, rất cần những ý tưởng mới lạ, nguồn lực dồi dào và sự mẫn cảm với biến động của thị trường. Cạnh tranh lúc này đây, không chỉ là những đối thủ thông thường nữa, mà là những đối thủ trong thế đường cùng của thua lỗ và không thể hoàn vốn. Chính vì thế, các khách sạn cần phải tỉnh táo, thận trọng nhưng cũng không kém phần dấn thân để đem phần thắng về trong cuộc chơi này.
Làm mới không gian, cải tạo quang cảnh hay thay áo mới cho website là những điều tiên quyết cần phải thực hiện. Một diện mạo mới trong linh hồn quen thuộc sẽ tạo nên sự hào hứng, cảm giác thú vị cho những khách hàng tiềm năng khi ghé qua.
Tuy vậy, khi đà vận hành được khôi phục, những chương trình khuyến mãi hay kích cầu không tạo nên lợi nhuận hoặc chưa đủ sức hấp dẫn. Điều này đến từ việc không phải khách sạn nào cũng đủ tiềm lực, sự hào hứng để tạo nên những bước đột phát đầy tính hiệu quả, cạnh tranh sòng phẳng và chất lượng cùng các đối thủ.
Lúc này đây, các giải pháp Marketing không chỉ cần tính hiệu quả, sự đột phát, mà cũng cần duy trì sự an toàn, ổn định, tạo nên niềm tin cho doanh nghiệp lẫn khách hàng của mình.
Tối ưu hóa doanh thu khi chốt khách trên “sân nhà”
“Sân nhà” ở đây được hiểu chính là website của khách sạn, là kênh truyền thông chính. Sân nhà khi chốt khách thành công, nguồn tiền sẽ đổ về trực tiếp, không qua trung gian nên sẽ không bị ngâm tiền hay hao hụt phí hoa hồng…
Để chốt khách hiệu quả, các khách sạn không chỉ cần làm mới diện mạo như phần trên đã chia sẻ. Mà còn cần tạo ra những thông điệp rõ ràng, tích cực và thu hút bán phòng ngay lập tức để hưởng lợi. Trong Marketing, đây được gọi là call to action, kêu gọi hành động của khách hàng. Cho nên, khi khách hàng càng ở lại lâu trên webiste, thì tỷ lệ bán phòng lại càng cao.
Chính vì thế, xây dựng nội dung chất lượng và thu hút khách hàng trên mạng xã hội, cũng như website là điều rất quan trọng. Quan trọng không kém, chính là công cụ hỗ trợ bán phòng ngay trên website mà không cần qua nền tảng OTAs nào khác.
Booking Engine được xem là giải pháp hữu hiệu, giải quyết dứt điểm vấn đề này. Booking Engine được thiết lập trên website, gắn liền với nội dung và khơi gợi hành vi bán phòng của khách hàng. Theo các nghiên cứu, Booking Engine giúp tăng đến 30% lượt bán phòng trực tiếp, và cũng chừng ấy tỷ lệ tiền hoa hồng không phải trả cho các OTA.
Bên cạnh đó, khi một website có Booking Engine, khách hàng theo xu hướng tự nhiên sẽ bán phòng ngay tại đó mà không qua OTAs. Việc để khách hàng qua OTAs bán phòng sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định, nguy hiểm nhất chính là sự so sánh các đối thủ cùng phân khúc và mức giá, điều này gián tiếp làm giảm tỷ lệ thành công sau khi kéo khách hàng về website của mình.
Giải pháp toàn toàn diện cho tất cả vấn đề trên?
4 vấn đề trên là những vấn đề đau đầu mà nếu người quản lý không giải quyết triệt để, thì sẽ thụt lùi đáng kể với đối thủ trên thương trường, nhất là khi cuộc đua thu hút khách đang nóng dần vì mùa du lịch sắp đến. Các giải pháp khi triển khai cũng cần sự đồng bộ, thân thiện và tối ưu về mặt tài chính; bởi nếu những điều này không đáp ứng được, thì giá trị đem lại sẽ không thể nào là tương xứng.
Blue Jay PMS được xem là gợi ý toàn diện, chất lượng và thân thiện với các doanh nghiệp trong lĩnh vực khách sạn, homestay. Đây là phần mềm quản lý PMS đa kênh, đa nền tảng, đồng bộ với OTAs để kiểm soát biến động, tăng hiệu suất bán phòng với Booking Engine cùng các giải pháp làm chủ thương hiệu chất lượng và hiệu quả.
Blue Jay PMS không chỉ giúp các chủ, quản lý khách sạn sẵn sàng, chủ động và tối ưu hơn trong việc vận hành hệ thống. Mà nó còn giúp việc phân bổ nguồn lực sẵn có, tối ưu trải nghiệm của khách hàng và còn nhiều điều khác chỉ khi trải nghiệm mới khám phá hết được nhằm khôi phục ngành khách sạn hậu đại dịch được hiệu quả.