Trong mùa dịch, các khách sạn phải làm nhiều cách để vận hành trơn tru, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động. Cách họ thực hiện sẽ được mô tả chi tiết trong bài sau.
Sẵn sàng kịch bản để ứng phó
Các khách sạn vận hành qua mùa dịch bằng cách ứng phó với diễn biến mới của dịch Covid 19 bằng cách lên những kịch bản để vận hành, theo hướng thích ứng và linh hoạt.
Sau một năm với nhiều biến động và bất ngờ, đến nay các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú đã biết cách ứng phó với dịch bệnh tốt hơn. Các công ty du lịch, lữ hành đã nhanh chóng có những kịch bản, lựa chọn thay thế khi dịch bùng phát; triển khai những chính sách để hỗ trợ khách hàng, tránh những tình huống không ngờ đến từ dịch tạo ra.
Như đợt dịch bùng lên ở Đà Nẵng tháng 07/2020, các chuyến bay chiều Đà Nẵng đi các địa phương được huy động để giảm tải lượng người đang có mặt.
Các khách sạn đang chuẩn bị nhiều phương án để ứng phó.
Hay như đợt dịch bùng phát cuối tháng 01/2021 vừa qua, các hãng du lịch, lữ hành và lưu trú đã lên kế hoạch cho việc đổi chuyển, hủy chuyến, trang bị trang bị khử khuẩn cũng như đảm bảo dãn cách an toàn trên các hành trình di chuyển.
Bên cạnh đó, việc liên kết với các doanh nghiệp địa phương trong giai đoạn hiện tại là rất cần thiết, ví dụ như các vùng miền Trung, Tây Bắc hay Tây Nam Bộ… sẽ giúp các công ty lữ hành có thêm nhiều lựa chọn, khách du lịch cũng an tâm hơn nhiều phần khi bị đổi chuyến.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Hoàng Anh, phụ trách truyền thông của một khách sạn lớn tại Đà Nẵng chia sẻ rằng, trong từng đợt dịch bùng phát, sau khi nhận được tin thì tùy tình hình và địa phương mà khách sạn sẽ liên lạc với khách từ nơi đó đến để chủ động hủy phòng, hạn chế lây lan dịch bệnh. Tất nhiên rằng, tình huống này là không ai muốn, nhưng vì quyền lợi chung mà cần phải quyết định như vậy. Ưu tiên cao nhất chính là đảm bảo an toàn, quyền lợi của khách hàng cũng như nhân viên khách sạn; chính vì thế mà chính sách hoàn, hủy, đề bù chi phí hủy phòng luôn được tính đến và đặt khách hàng lên hàng đầu.
Khách sạn vận hành qua mùa dịch bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng dịch
Từ lúc dịch bùng phát đến nay, có nhiều ca do du lịch mà thành, cho nên khách du lịch hiện nay khá đề phòng, cảnh giác nhiều hơn trong di chuyển. Các tour đông người, di chuyển qua nhiều địa phương bị hạn chế. Những tour nhỏ lẻ từ 1 – 4 người như nhóm bạn, gia đình di chuyển cục bộ tại một địa phương có xu hướng tăng mạnh. Bên cạnh đó, các hãng hàng không, lữ hành có nhiều chính sách kích cầu nội địa thông qua các chương trình khuyến mãi, để từ đó mà thúc đẩy những nhóm nhỏ này ra quyết định nhiều hơn.
Các công ty lữ hành, lưu trú cũng trang bị nhiều vật dụng hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho khách trong mùa dịch. Ví dụ như dung dịch khử khuẩn, khẩu trang, hay ghế ngồi dãn cách để đảm bảo an toàn. Khai báo y tế luôn được nhắc đến và khuyến khích khách du lịch thực hiện mỗi trước chuyến đi. Bên cạnh đó, Bluezone cũng được ứng dụng, giúp lưu trữ lịch trình, truy vết ca nhiễm dễ dàng hơn.
Song song với những điều trên, các khách sạn, công ty du lịch cũng thực hiện tốt biện pháp 5K để đảm bảo an toàn, theo dõi sát sao những thông tin từ chính phủ cũng như chính quyền để chỉ dẫn, giúp khách hàng được an toàn, an tâm hơn trong hành trình và trải nghiệm của mình.
Hoàn, hủy, đổi tour, phòng đã đặt từ nơi có dịch
Một trong những điều mà khách sạn vận hành qua mùa dịch thực hiện để việc vận hành được trơn tru, đó là hoàn, hủy, đổi tour, phòng đã đặt ở nơi có dịch. Điều này giúp khách du lịch an tâm hơn khi sử dụng dịch vụ, và an toàn hơn khi lưu trú, trải nghiệm du lịch trong mùa dịch.
Ứng dụng công nghệ vào quản lý, vận hành khách sạn cũng như đồng bộ OTAs, các khách sạn sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp, ứng phó với những tình huống nhanh nhạy do dịch bệnh gây ra. Ví dụ như Blue Jay PMS giúp hệ thống OTAs vận hành linh hoạt, tự động được nhiều hơn, qua đó mà ra quyết định đóng, mở, hủy phòng trên diện rộng sẽ nhanh và ít lỗi hơn.
Nhiều khách sạn áp dụng đo thân nhiệt, xét nghiệp khách lưu trú.
Tất nhiên rằng, những chính sách này hướng phần nhiều đến khách hàng hơn là doanh nghiệp, bởi chúng khiến cho các doanh nghiệp tiêu tốn thêm một khoản tiền tương đối. Nhưng bù lại, uy tín và kinh nghiệm trong ứng phó với thảm họa sẽ được nâng lên. Chính điều này sẽ giúp trong tương lai, việc khách hàng tin tưởng và sử dụng các dịch vụ của các doanh nghiệp sẽ được củng cố hơn.
Chính vì thế, khách sạn vận hành qua mùa dịch cần có những kịch bản phù hợp với diễn biến mới, qua đó hạn chế rủi ro, giảm thiểu tác động và tăng cường năng lực ứng phó trong thảm họa, không chỉ là đại dịch mà còn nhiều tình huống khác trong tương lai.