Farmstay là gì? Lưu ý cần biết khi kinh doanh mô hình này

Farmstay là gì? Liệu mô hình này có thực sự mang lại cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các chủ đầu tư? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Blue Jay PMS khám phá tổng quan về farmstay, những lợi thế, thách thức và chiến lược để vận hành mô hình này hiệu quả!

Farmstay là gì?

Farmstay là mô hình lưu trú kết hợp với trải nghiệm nông nghiệp, nơi du khách không chỉ nghỉ dưỡng mà còn tham gia vào các hoạt động nông trại như trồng trọt, thu hoạch, chăn nuôi, hoặc chế biến nông sản. Đây là sự kết hợp giữa "farm" (nông trại) và "stay" (lưu trú), mang đến trải nghiệm du lịch sinh thái độc đáo, kết nối con người với thiên nhiên.

Farmstay đang trở thành một xu hướng du lịch bền vững, phát triển mạnh tại nhiều quốc gia như Úc, New Zealand, Ý và Việt Nam. Mô hình này phù hợp với những khu vực có tài nguyên nông nghiệp phong phú, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng nông thôn nơi có khí hậu mát mẻ và cảnh quan thiên nhiên đẹp.

Vì sao mô hình này thu hút đầu tư?

Với sự gia tăng nhu cầu du lịch xanh và trải nghiệm thực tế, farmstay nhanh chóng trở thành xu hướng. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được thành công khi đầu tư vào mô hình này do những thách thức từ pháp lý, vận hành đến chiến lược thu hút khách hàng.

farmstay là gì

Đặc điểm của farmstay

Khác với những loại hình lưu trú khác, farmstay có một số đặc thù về tính chất kinh doanh riêng biệt như sau:

  • Farmstay không chỉ đơn thuần là một hình thức lưu trú, mà còn mang đến nhiều giá trị khác biệt:
  • Trải nghiệm nông nghiệp thực tế: Du khách có thể tham gia trồng trọt, chăm sóc cây cối, thu hoạch nông sản hoặc chăn nuôi gia súc.
  • Gần gũi thiên nhiên: Môi trường yên bình, không khí trong lành giúp du khách thư giãn và giải tỏa căng thẳng.
  • Văn hóa địa phương: Cơ hội tìm hiểu đời sống, ẩm thực và phong tục tập quán của người dân vùng nông thôn.
  • Bền vững và thân thiện môi trường: Hầu hết farmstay áp dụng mô hình canh tác hữu cơ, hạn chế rác thải nhựa và sử dụng năng lượng tái tạo.

Các mô hình farmstay phổ biến

Hiện nay, có nhiều hình thức farmstay khác nhau, phù hợp với từng đối tượng du khách:

  • Farmstay sinh thái (Eco Farmstay): Tập trung vào bảo vệ môi trường, sử dụng nông nghiệp hữu cơ.
  • Farmstay giáo dục: Phù hợp với nhóm học sinh, sinh viên hoặc gia đình muốn trải nghiệm thực tế về nông nghiệp.
  • Farmstay nghỉ dưỡng (Luxury Farmstay): Kết hợp trải nghiệm nông trại với tiện nghi cao cấp như spa, hồ bơi.
  • Farmstay tự cung tự cấp: Áp dụng mô hình "nông trại khép kín", cung cấp thực phẩm sạch và hạn chế phụ thuộc vào bên ngoài.

farmstay là gì

Những yếu tố cần chuẩn bị khi đầu tư farmstay

  • Vị trí và diện tích đất

Farmstay thường có diện tích từ 3-10 ha, đảm bảo không gian rộng rãi cho cả nông trại và khu nghỉ dưỡng. Vị trí farmstay cần giao thông thuận tiện nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ và tự nhiên. Nguồn nước sạch và thổ nhưỡng phù hợp cho nông nghiệp cùng khí hậu ổn định là yếu tố quan trọng để phát triển farmstay bền vững.

  • Vốn đầu tư ban đầu

Tổng vốn đầu tư cho mỗi trang trại farmstay trung bình khoảng 3,52 tỷ đồng. Chi phí đầu tư bao gồm cơ sở hạ tầng, khu lưu trú, hệ thống tưới tiêu, cây trồng, vật nuôi, nhân công, và hệ thống điện nước. Thời gian hoàn vốn trung bình từ 3-5 năm, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh.

  • Pháp lý và quy định

Hiện nay, pháp lý farmstay tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, nhà đầu tư cần kiểm tra kỹ các vấn đề về quyền sử dụng đất, giấy phép kinh doanh du lịch, xây dựng và môi trường. Cũng nên hạn chế các hình thức kêu gọi đầu tư không minh bạch để tránh rủi ro pháp lý.

Chiến lược kinh doanh farmstay hiệu quả

Xây dựng mô hình kinh doanh đa dạng

  • Lưu trú kết hợp trải nghiệm: Cung cấp chỗ nghỉ theo phong cách bungalow, glamping, homestay.
  • Dịch vụ ăn uống: Cung cấp các bữa ăn organic từ chính nông trại của farmstay.
  • Bán nông sản: Kinh doanh rau củ hữu cơ, đặc sản địa phương.
  • Tổ chức workshop & sự kiện: Các lớp học làm vườn, làm gốm, nấu ăn truyền thống.
  • Gói du lịch học tập: Hướng đến khách gia đình, trường học với các chương trình giáo dục về nông nghiệp.

Marketing và thu hút khách hàng

  • SEO & Website: Xây dựng website chuyên nghiệp để khách hàng có thể đặt phòng và tìm hiểu thông tin.
  • Social Media & KOLs: Quảng bá farmstay qua Facebook, Instagram, TikTok, YouTube.
  • OTA (Online Travel Agency): Đăng ký farmstay trên Airbnb, Booking, Traveloka để tiếp cận khách quốc tế.
  • Tận dụng review & feedback: Khuyến khích khách hàng review trên Google Maps, TripAdvisor.
  • Tạo cộng đồng khách hàng trung thành: Cung cấp ưu đãi, thẻ thành viên, khuyến mãi cho khách quay lại.
  • Đăng kí Google My Business: Điều này cực kì cần thiết cho farmstay, giúp farmstay khắc phục hạn chế về vị trí xa trung tâm, giúp khách dễ dàng tìm đường, xem thông tin dịch vụ và đọc đánh giá thực tế, từ đó tăng độ uy tín và thu hút khách hiệu quả.

Quản lý farmstay chuyên nghiệp

  • Ứng dụng công nghệ vào quản lý

Sử dụng phần mềm quản lý farmstay (PMS) giúp tối ưu công suất phòng, lều,... và quản lý doanh thu hiệu quả từ nhiều nguồn. Hệ thống camera giám sát hỗ trợ kiểm soát an ninh và quản lý nhân viên. Đồng thời, phần mềm kế toán và quản lý tài chính giúp tối ưu chi phí, nâng cao hiệu quả vận hành.

  • Phát triển farmstay theo hướng bền vững

Nên áp dụng mô hình nông nghiệp hữu cơ, không hóa chất để đảm bảo chất lượng nông sản. Bên cạnh đó nên đầu tư vào việc sử dụng năng lượng tái tạo (điện mặt trời, nước tái chế) để giảm chi phí vận hành.

Những vấn đề tiềm ẩn trong kinh doanh farmstay

  • Rủi ro pháp lý – Cơ hội lớn nhưng khung pháp lý chưa rõ ràng

Nhiều nhà đầu tư mua đất nông nghiệp nhưng không thể chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất kinh doanh du lịch. Việc cấp phép hoạt động farmstay hiện nay chưa có quy định cụ thể, dẫn đến rủi ro pháp lý khi vận hành. Một số dự án kêu gọi vốn đầu tư không minh bạch, gây ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng và nhà đầu tư. Vì vậy trước khi kinh doanh mô hình này các bạn phải đặc biệt chú ý và tìm hiểu kỹ càng đến vấn đề pháp lý.

Những loại giầy tờ cần chuẩn bị khi kinh doanh farmstay để tránh rủi ro về mặt pháp lý:

- Giấy phép kinh doanh farmstay

- Giấy phép lưu trú

- Giấy phép nông nghiệp phục vụ cho kinh doanh nông sản

- Giấy phép dịch vụ ăn uống

- Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

- Giấy chứng nhận an ninh trật tự

  • Hiệu suất kinh doanh thấp – Lợi nhuận không như kỳ vọng

Doanh thu từ lưu trú farmstay có thể không đủ bù đắp chi phí vận hành, do đây chủ yếu là mô hình lưu trú kết hợp các hoạt động ngoài trời nên đặc biệt bị ảnh hưởng nhiều bởi tính mùa vụ. Chưa kể chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình này khá lớn, trong khi thời gian hoàn vốn kéo dài từ 3-5 năm, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh. Bên cạnh chi phí ban đầu thì chi phí duy trì các hoạt động của farmstay cũng là một vấn đề mà các chủ đầu tư nên quan tâm.

  • Khó khăn trong quản lý vận hành

Quản lý farmstay gặp khó khăn do tích hợp nhiều mô hình hoạt động, bao gồm cả nông nghiệp và du lịch, yêu cầu quản lý đa dạng từ chăm sóc cây trồng, vật nuôi đến các dịch vụ du lịch như lưu trú và ăn uống. Thiếu tiêu chuẩn vận hành rõ ràng có thể dẫn đến chất lượng dịch vụ không đồng đều, ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng. Ngoài ra, vì farmstay thường nằm ở vùng sâu, nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong du lịch hạn chế, khiến việc đào tạo và giữ chân nhân viên trở nên khó khăn.

farmstay là gì

Kết luận:

Farmstay là mô hình kinh doanh tiềm năng nhưng không dành cho những ai muốn lợi nhuận nhanh chóng. Để thành công, nhà đầu tư cần chuẩn bị kỹ lưỡng về pháp lý, tài chính, chiến lược kinh doanh và vận hành. Nếu được triển khai bài bản, farmstay có thể mang lại lợi nhuận bền vững và tạo ra giá trị tích cực cho cộng đồng.

Trên đây là toàn bộ kiến thức tổng quan cho những ai đã đang và chuẩn bị kinh doanh mô hình farmstay. Hy vọng với những thông tin mà Blue Jay PMS tìm hiểu được sẽ giúp được bạn trong quá trình kinh doanh và quản lý farmstay một cách hiệu quả. Cùng đọc thêm nhiều thông tin thú vị về kiến thức quàn lý khách sạn tại blog của chúng tôi.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn của bạn bằng phần mềm quản lý toàn diện Blue Jay Pms !