Retreat là gì? Cách vận hành và kinh doanh hiệu quả

Nhiều năm gần đây, mô hình lưu trú Retreat nổi lên như một trào lưu, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm không gian nghỉ dưỡng kết hợp với trải nghiệm chăm sóc sức khỏe, tĩnh tâm và tái tạo năng lượng. Xu hướng này thu hút rất nhiều chủ đầu tư đổ vốn xây dựng và kinh doanh, đặc biệt là tại các khu vực thiên nhiên hoang sơ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Blue Jay PMS tìm hiểu ngay Retreat là gì? Cũng như những kiến thức quan trọng cần nắm khi kinh doanh và vận hành mô hình lưu trú đầy tiềm năng này.

Retreat là gì?

Retreat là một loại hình lưu trú kết hợp nghỉ dưỡng với các hoạt động giúp tái tạo năng lượng, cân bằng tinh thần và cải thiện sức khỏe. Không giống như khách sạn hay resort thông thường, Retreat tập trung vào trải nghiệm cá nhân hóa, thường bao gồm các chương trình như thiền, yoga, detox, chữa lành, hoặc kết nối với thiên nhiên.  

Các Retreat thường được tổ chức ở những địa điểm yên tĩnh, gần gũi với thiên nhiên như vùng núi, ven biển hoặc rừng nhiệt đới, nhằm mang lại không gian thư giãn và tĩnh lặng. Đây không chỉ là nơi lưu trú mà còn là một hành trình giúp khách hàng thoát khỏi nhịp sống hối hả, tìm lại sự cân bằng và cảm hứng trong cuộc sống.

Retreat là gì

Các loại hình Retreat phổ biến

Dưới đây là tổng hợp chi tiết về các loại hình Retreat phổ biến hiện nay, giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về từng mô hình và cách chúng hoạt động:

  • Wellness Retreat: là loại hình retreat tập trung vào thiền, yoga, detox, spa trị liệu và chế độ ăn uống lành mạnh, giúp khách hàng giảm căng thẳng, tái tạo năng lượng và cải thiện cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Mô hình này thường được tổ chức tại các khu vực yên tĩnh, gần gũi với thiên nhiên như vùng núi, ven biển, nơi có không khí trong lành và không gian thư giãn lý tưởng. Wellness Retreat đặc biệt phù hợp với những người muốn tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống, phục hồi sức khỏe và hướng đến lối sống lành mạnh, bền vững.
  • Eco Retreat: là loại hình retreat hướng đến bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên tái tạo và thực phẩm hữu cơ, mang đến trải nghiệm du lịch bền vững. Kiến trúc của mô hình này thường theo phong cách nhà gỗ, bungalow, lều trại với thiết kế thân thiện với thiên nhiên. Khách hàng khi tham gia Eco Retreat có thể trải nghiệm các hoạt động như tắm rừng, trekking, trồng trọt hữu cơ và học cách sống tối giản, từ đó kết nối sâu hơn với thiên nhiên. Loại hình này đặc biệt phù hợp với những người yêu thích du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường và mong muốn có một kỳ nghỉ xanh, lành mạnh.
  • Corporate Retreat: là mô hình retreat dành riêng cho các doanh nghiệp, tổ chức nhằm phục vụ các hoạt động như team building, đào tạo nhân sự, hội thảo chiến lược. Mục tiêu chính của loại hình này là tăng cường tinh thần làm việc nhóm, kích thích sáng tạo và xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh. Các Corporate Retreat thường được tổ chức tại khu nghỉ dưỡng biệt lập hoặc resort cao cấp, nơi có không gian thoải mái, riêng tư để vừa làm việc vừa thư giãn. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các công ty, tập đoàn và nhóm nhân sự cấp cao muốn tìm kiếm môi trường mới mẻ để kết nối và nâng cao hiệu suất làm việc.
  • Resort Retreat: là mô hình retreat kết hợp giữa nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm thư giãn chuyên sâu, dành cho những khách hàng mong muốn tận hưởng không gian riêng tư, dịch vụ cao cấp và sự thoải mái tối đa. Loại hình này thường được tổ chức tại các resort ven biển, trên núi hoặc khu nghỉ dưỡng biệt lập, với hệ thống tiện ích hiện đại như biệt thự riêng, hồ bơi, spa, ẩm thực fine dining. Resort Retreat mang đến trải nghiệm thư giãn trọn vẹn, giúp khách hàng xua tan căng thẳng, phục hồi năng lượng và tận hưởng sự sang trọng trong từng chi tiết. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai tìm kiếm kỳ nghỉ đẳng cấp, không gian yên tĩnh và dịch vụ cá nhân hóa.

Xu hướng và tiềm năng phát triển Retreat tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, nhu cầu tìm kiếm những kỳ nghỉ không chỉ đơn thuần là thư giãn mà còn kết hợp trải nghiệm đặc biệt ngày càng phổ biến. Khách hàng, đặc biệt là giới trung lưu và thượng lưu, quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, tinh thần, và kết nối với thiên nhiên khiến các loại hình Retreat ngày càng được ưa chuộng.

Theo Grand View Research, thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe toàn cầu dự kiến sẽ vượt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng hàng năm gần 10%. Đặc biệt, Việt Nam sở hữu bờ biển dài khoảng 3.260 km, khoảng 400 nguồn nước khoáng nóng, cùng nhiều vùng núi và rừng nguyên sinh là điều kiện lý tưởng để phát triển các loại hình Wellness Retreat, Eco Retreat, Corporate Retreat.

Bên cạnh đó, du lịch sinh thái kết hợp dược liệu cũng đang trở thành xu hướng. Với nguồn thảo dược phong phú, Việt Nam có thể phát triển các dịch vụ Retreat như trị liệu thiên nhiên, detox, tắm rừng, tạo ra trải nghiệm độc đáo và khác biệt. "Theo thống kê, trước đại dịch, có khoảng 350.000 du khách quốc tế đến Việt Nam kết hợp nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe, mang lại doanh thu khoảng 2 tỷ USD. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của mô hình Retreat gắn với sức khỏe và chữa lành." - Trích: Bộ thể thao văn hoá và du lịch

Với sự thay đổi trong xu hướng du lịch và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần ngày càng cao, mô hình Retreat được nhiều chuyên gia kinh doanh trong lĩnh vực dự báo đang dần trở thành một mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Việt Nam. 

Retreat là gì

Đặc điểm nổi bật của mô hình kinh doanh Retreat

Retreat sẽ có một số đặc điểm nổi bật nhất định và khác biệt hoàn toàn so với nhiều mô hình kinh doanh lưu trú khác. Dưới đây, là một số đặc điểm nổi bật của các mô hình retreat tại Việt Nam:

  • Đặc điểm vị trí địa lý:

Thường nằm ở vùng núi, ven biển, rừng nguyên sinh, suối khoáng nóng. Tập trung vào yếu tố không gian yên tĩnh, giúp giảm căng thẳng, tái tạo năng lượng. 

  • Phong cách thiết kế:

Thường thiết kế theo các kiến trúc dạng bungalow, lều trại, vật liệu tái chế,... Một đặc điểm nữa thường thấy ở mô hình retreat trong phong cách thiết kế đó là sử dụng vật liệu bằng gỗ, trang trí và decor theo phong cách gần gữi với thiên nhiên. Ứng dụng năng lượng mặt trời, mô hình zero waste, trồng trọt hữu cơ.

  • Kết hợp nhiều hoạt động trị liệu, giải trí, thư giãn hoặc chăm sóc sức khoẻ:

Bạn sẽ thường bắt găpj nhiều combo có gói chăm sóc sức khỏe, như: thiền, yoga, detox, spa,... ở các retreat lớn. Bên cạnh đó nhiều khu retreat có không gian và vị trí tự nhiên thuận lợi các chủ đầu tư còn tổ chức cá hoạt động ngoài trời như: trekking, tắm rừng, chèo SUP,... Đây cũng chính là đặc điểm tạo nên lợi thế cạnh tranh của retreat so với các mô hình lưu trú khác.

Retreat là gì

Cách vận hành và quản lý Retreat hiệu quả

Mô hình Retreat không chỉ đơn thuần là một khu nghỉ dưỡng mà còn là một hệ sinh thái trải nghiệm kết hợp giữa lưu trú, sức khỏe và thiên nhiên. Việc quản lý một Retreat đòi hỏi tư duy chiến lược, quy trình vận hành bài bản, tối ưu công suất phòng, trải nghiệm khách hàng và quản trị tài chính bền vững. Dưới đây là những yếu tố cốt lõi giúp chủ đầu tư vận hành Retreat hiệu quả.

Retreat là gì

Xây dựng concept và thiết kế không gian

Trước khi đầu tư, chủ doanh nghiệp cần xác định mô hình Retreat phù hợp với xu hướng du lịch, nhu cầu khách hàng và lợi thế địa lý. Từ đó, lên ý tưởng thiết kế không gian đúng với mục tiêu kinh doanh. Sử dụng vật liệu tự nhiên, thiết kế mở, tạo cảm giác hòa mình với thiên nhiên. Bởi đặc điểm của mo hình này là ưu tiên sự chữa lành, cần không gian yên tĩnh, không khí trrong lành nên các bạn nên cân nhắc tìm và lựa chọn các khu vực gần biển, núi hoặc suối khoáng để mang đến trải nghiệm thư giãn.

Tuy nhiên các bạn vẫn cần đảm bảo các tiện ích cần có cho khách hàng bằng cách đảm bảo tích hợp các khu chức năng như phòng thiền, yoga studio, spa, hồ bơi nước khoáng, khu thực dưỡng, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ.

Chiến lược marketing thu hút khách hàng hiệu quả cho Retreat của bạn.

Đây là một mô hình kinh doanh còn khá mới, vì vậy chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu cần có sự khác biệt để tạo lợi thế cạnh tranh và đạt được thành công. Dưới đây là một số chiến lược marketing và định vị thương hiệu hiệu quả, giúp thu hút khách hàng tiềm năng và phát triển mô hình Retreat bền vững.

Tạo nội dung chất lượng trên website & mạng xã hội

Để thu hút khách hàng tiềm năng, các Retreat cần tập trung xây dựng nội dung có giá trị liên quan đến sức khỏe, thiền, yoga, detox, và chế độ ăn uống lành mạnh. Nội dung có thể bao gồm:

  • Blog chia sẻ kiến thức về lợi ích của Retreat.
  • Video hướng dẫn yoga, thiền ngắn trên YouTube, TikTok, Instagram Reels.
  • Livestream hoặc webinar với chuyên gia sức khỏe để tạo sự kết nối với khách hàng.

📌 Case study: An Lâm Retreats (Ninh Vân Bay, Khánh Hòa)
An Lâm Retreats đã tận dụng Instagram và Facebook để chia sẻ hình ảnh thiên nhiên xanh mát, video thiền buổi sáng cùng chuyên gia, và các bài viết hướng dẫn detox cơ thể sau kỳ nghỉ. Nhờ chiến lược này, họ đã thu hút một lượng lớn khách hàng quan tâm đến lối sống lành mạnh.

Hợp tác với KOLs, influencers trong lĩnh vực sức khỏe

KOLs và influencers trong mảng wellness có thể giúp Retreat tiếp cận đúng nhóm khách hàng mục tiêu. Một số hình thức hợp tác hiệu quả gồm:

  • Mời các yogi, chuyên gia thiền hoặc chuyên gia dinh dưỡng trải nghiệm dịch vụ và chia sẻ cảm nhận.
  • Tổ chức sự kiện yoga, thiền định do KOLs hướng dẫn.
  • Chương trình affiliate marketing, nơi KOLs nhận hoa hồng trên mỗi khách đặt phòng qua họ.

📌 Case study: Tịnh Viên Sơn Trà (Đà Nẵng)
Tịnh Viên Sơn Trà đã hợp tác với các blogger du lịch & lifestyle như Lý Thành Cơ để quảng bá trải nghiệm thiền và tĩnh tâm tại khu Retreat. Các bài viết và video review đã giúp nâng cao nhận diện thương hiệu và gia tăng lượng khách ghé thăm.

Chạy quảng cáo Google Ads, Facebook Ads

Để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, các Retreat nên triển khai quảng cáo nhắm mục tiêu theo:

  • Từ khóa liên quan đến “Retreat nghỉ dưỡng”, “Yoga Retreat”, “Thiền Retreat tại Việt Nam” trên Google Ads.
  • Nhắm đối tượng theo sở thích (wellness, yoga, du lịch nghỉ dưỡng) trên Facebook Ads & Instagram Ads.
  • Remarketing cho những người đã từng truy cập website nhưng chưa đặt phòng.

📌 Case study: Zannier Hotels Bãi San Hô (Phú Yên)
Zannier Hotels đã chạy Google Ads tập trung vào các từ khóa như “kỳ nghỉ Retreat tại Việt Nam”, đồng thời sử dụng Facebook Ads để tiếp cận khách hàng ở TP.HCM & Hà Nội – những đối tượng có nhu cầu cao về nghỉ dưỡng cao cấp. Kết quả là tỷ lệ đặt phòng qua website tăng 40% sau 3 tháng triển khai.

Những khó khăn trong quản lý và vận hành Retreat

Mô hình Retreat đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, nhưng việc vận hành lại gặp nhiều thách thức: quản lý đặt phòng phức tạp, tối ưu doanh thu chưa hiệu quả, mở rộng kênh bán phòng khó khăn, kiểm soát tài chính chưa chặt chẽ.

  • Tối ưu công suất phòng & quản lý đặt chỗ
    • Đặt phòng không linh hoạt: Retreat thường theo lịch trình cố định (khóa thiền 3 ngày, 7 ngày,…) khách không thể đặt tùy ý như khách sạn.
    • Biến động nhu cầu theo mùa: Mùa cao điểm quá tải, mùa thấp điểm phòng trống nhiều.
    • Khách đặt trước xa, dễ thay đổi lịch: Gây khó khăn trong việc lấp đầy phòng khi có hủy đặt.
  • Điều phối lịch trình & trải nghiệm khách hàng
    • Dịch vụ gắn liền với hoạt động: Phải đồng bộ giữa lịch đặt phòng và các chương trình thiền, yoga, detox…
    • Hạn chế nhân sự, phụ thuộc chuyên gia: Giảng viên yoga, thiền sư có lịch riêng, khó điều phối linh hoạt.
    • Chất lượng dịch vụ không đồng đều: Khách mong đợi trải nghiệm cá nhân hóa, nhưng khó đáp ứng đồng bộ khi đông khách.
  • Quản lý tài chính & tối ưu doanh thu
    • Khó xác định giá linh hoạt: Không áp dụng được chiến lược giá như khách sạn (ví dụ: giá cuối tuần cao hơn ngày thường).
    • Chi phí vận hành cao: Nhân sự, nguyên liệu detox, thực phẩm hữu cơ,… tốn kém nhưng khó kiểm soát chặt chẽ.
    • Không tận dụng hết doanh thu trên mỗi khách (RevPAG): Nhiều Retreat chưa khai thác upsell các dịch vụ massage, trị liệu, workshop riêng,...
  • Quản lý vận hành & trải nghiệm khách hàng
    • Xử lý thủ công, dễ sai sót: Nhiều Retreat vẫn dùng Excel, sổ sách, gây trùng lịch, nhầm phòng.
    • Kiểm soát nguyên vật liệu & hàng tồn kho: Đồ ăn, dược liệu thiên nhiên có hạn sử dụng ngắn, dễ thất thoát.
    • Hạn chế trong thanh toán & quản lý tài chính: Chưa tích hợp nhiều phương thức thanh toán, khó theo dõi dòng tiền.

👉 Giải pháp: Ứng dụng phần mềm quản lý PMS  giúp tự động hóa đặt phòng, điều phối lịch trình, kiểm soát tài chính & tối ưu doanh thu.

Trên đây, Blue Jay PMS đã cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng về Retreat là gì, cũng như các khía cạnh liên quan đến kinh doanh, vận hành, thiết kế và tối ưu doanh thu cho mô hình này. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các nhà quản lý, chủ đầu tư có cái nhìn toàn diện và đưa ra quyết định phù hợp khi triển khai kinh doanh loại hình lưu trú Retreat.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn của bạn bằng phần mềm quản lý toàn diện Blue Jay Pms !