Hotel là gì? Đây là câu hỏi quen thuộc không chỉ với khách du lịch mà còn với những người đang theo đuổi ngành dịch vụ lưu trú. Trong bài viết này, Blue Jay PMS sẽ cùng bạn tìm hiểu khái niệm “hotel” dưới góc nhìn chuyên môn và khám phá các cách phân loại khách sạn phổ biến theo tiêu chuẩn ngành du lịch hiện hành.
Hotel là gì?
Hotel (khách sạn) là một cơ sở lưu trú có mục đích thương mại, cung cấp dịch vụ nghỉ qua đêm có trả phí cho khách du lịch, doanh nhân hoặc bất kỳ ai có nhu cầu lưu trú ngắn hoặc trung hạn. Ngoài dịch vụ buồng phòng, các khách sạn còn có thể cung cấp dịch vụ ăn uống, giải trí, hội họp và chăm sóc sức khỏe tùy theo phân khúc.
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, khách sạn được định nghĩa là: "Cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 10 buồng trở lên, có trang thiết bị cần thiết, bảo đảm cung cấp các dịch vụ lưu trú, có thể kèm theo dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách du lịch.”
Lịch sử và nguồn gốc của khái niệm hotel
Từ “Hotel” bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ “hôtel”, dùng để chỉ nơi cung cấp chỗ ở cho khách lữ hành từ thế kỷ 17. Trải qua thời gian, hotel đã phát triển mạnh thành một ngành công nghiệp phục vụ đa dạng đối tượng từ bình dân đến cao cấp.
-min.png)
Có bao nhiêu loại hình hotel hiện nay?
Việc phân loại khách sạn không đơn thuần dựa trên số sao mà còn dựa trên mục đích sử dụng, đối tượng khách hàng, mô hình khai thác, vị trí địa lý và cả hình thức sở hữu. Dưới đây là tổng hợp các cách phân loại khách sạn phổ biến hiện nay:
Phân loại theo tiêu chuẩn sao
Tại Việt Nam, hệ thống xếp hạng sao khách sạn được Tổng cục Du lịch áp dụng theo Bộ tiêu chí quốc gia (TCVN 4391:2015), đánh giá dựa trên các yếu tố như cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, đội ngũ nhân viên và mức độ an toàn, vệ sinh. Dưới đây là phân tích cụ thể:
* Khách sạn 1–2 sao: Tiện nghi cơ bản, giá rẻ
Các đặc điểm của loại hình này:
- Vị trí: Thường nằm ở khu dân cư, gần chợ hoặc bến xe.
- Quy mô: Dưới 50 phòng, thiết kế đơn giản.
- Tiện nghi: Có giường, phòng tắm riêng hoặc chung, tivi, wifi, nhưng hạn chế tiện ích như thang máy, điều hòa toàn bộ.
- Dịch vụ: Lễ tân có thể không phục vụ 24/24. Dịch vụ dọn phòng, ăn uống cơ bản hoặc không có.
- Đối tượng khách: Khách du lịch tiết kiệm, phượt thủ, công tác ngắn ngày.
Ví dụ: Nhiều khách sạn mini tại khu vực phố cổ Hà Nội, giá từ 200.000–400.000 VNĐ/đêm.
* Khách sạn 3 sao: Đầy đủ tiện nghi, có lễ tân 24/7, dịch vụ ổn định.
- Vị trí: Gần trung tâm thành phố hoặc điểm du lịch chính.
- Cơ sở vật chất: Tối thiểu 50 phòng, có thang máy, hệ thống điều hòa, minibar, két sắt, truyền hình cáp, nhà hàng phục vụ ăn sáng.
- Dịch vụ: Có lễ tân 24/7, nhân viên đồng phục, có kỹ năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh.
- Tiện ích mở rộng: Bãi đỗ xe, giặt ủi, dịch vụ đặt tour, wifi tốc độ cao.
- Đối tượng khách: Khách công tác, du lịch gia đình, nhóm nhỏ muốn dịch vụ ổn định với mức giá hợp lý.
* Khách sạn 4 sao: Sang trọng, cao cấp, có hồ bơi, spa, nhà hàng, nhân sự chuyên nghiệp.
- Quy mô và không gian: Trên 80 phòng, bài trí hiện đại, đồng bộ từ sảnh đến từng hạng phòng.
- Tiện ích: Có hồ bơi, phòng gym, nhà hàng, quầy bar, phòng hội nghị. Một số có spa và shuttle bus.
- Dịch vụ: Nhân viên có đào tạo bài bản, lễ tân sử dụng ngoại ngữ thành thạo, phục vụ chuyên nghiệp.
- Chuẩn quốc tế: Áp dụng các quy chuẩn vận hành của các thương hiệu như Mercure, Novotel.
* Khách sạn 5 sao:
- Kiến trúc và không gian: Thiết kế đặc biệt, sang trọng, mang dấu ấn thương hiệu (đôi khi theo concept riêng: tropical, boutique, heritage...).
- Tiện ích nổi bật: Spa cao cấp, rooftop bar, executive lounge, phòng hội nghị quốc tế, dịch vụ concierge 24/7, nhà hàng fine dining.
- Dịch vụ: Cá nhân hóa tối đa trải nghiệm của khách (ghi nhớ sở thích, ưu tiên check-in, hỗ trợ chuyên biệt).
- Chuỗi thương hiệu quốc tế: JW Marriott, InterContinental, Park Hyatt, Vinpearl Luxury, The Reverie Saigon.
Việc xếp hạng sao được quản lý bởi Tổng cục Du lịch hoặc Sở Du lịch địa phương. Đây là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng dịch vụ và phân khúc thị trường của khách sạn.
Phân loại theo mục đích sử dụng và đối tượng phục vụ
Khách sạn có thể được phân loại theo mục đích phục vụ và đối tượng khách hàng:
Resort Hotel – Khách sạn nghỉ dưỡng
- Vị trí: Nằm tại các khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp như bãi biển, vùng núi, đảo, rừng sinh thái.
- Đặc điểm: Diện tích lớn, không gian mở, tích hợp nhiều tiện ích như hồ bơi, spa, sân golf, nhà hàng, khu vui chơi trẻ em.
- Mục tiêu phục vụ: Khách du lịch nghỉ dưỡng dài ngày, gia đình, cặp đôi tuần trăng mật, khách quốc tế.
- Ví dụ: InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Six Senses Ninh Vân Bay.
Insight ngành: Khách sạn nghỉ dưỡng chiếm tỷ trọng lớn trong ngành hospitality Việt Nam, đặc biệt ở Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc. Số lượng đêm lưu trú trung bình thường cao hơn so với khách sạn đô thị.
Commercial Hotel – Khách sạn thương mại
- Vị trí: Trung tâm các thành phố lớn, gần khu văn phòng, trung tâm hành chính hoặc triển lãm.
- Đặc điểm: Thiết kế đơn giản, tối ưu công năng. Có đầy đủ các tiện ích cần thiết cho người đi công tác: wifi tốc độ cao, bàn làm việc, dịch vụ in ấn, phòng họp nhỏ.
- Khách hàng chính: Doanh nhân, người đi công tác ngắn ngày, đại diện thương mại.
Ví dụ: Lotte Hotel Hanoi, Liberty Central Saigon Citypoint.
Casino Hotel – Khách sạn tích hợp sòng bài
- Vị trí: Thường tọa lạc trong các tổ hợp giải trí hoặc resort cao cấp tại các địa phương cho phép kinh doanh casino (Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc...).
- Đặc điểm: Kết hợp giữa khách sạn, casino, nhà hàng cao cấp, bar/lounge, khu mua sắm.
- Khách hàng: Người chơi casino, khách du lịch cao cấp quốc tế, khách VIP.
- Ví dụ: Corona Resort & Casino Phú Quốc, Hoiana Shores Resort (Quảng Nam).
Casino chỉ phục vụ công dân nước ngoài hoặc người Việt đáp ứng điều kiện thu nhập theo quy định.
Conference/Convention Hotel – Khách sạn hội nghị
- Vị trí: Gần trung tâm hội nghị, sân bay hoặc khu vực MICE (Meetings, Incentives, Conferences, Exhibitions).
- Đặc điểm: Có hệ thống phòng họp lớn, phòng tiệc, dịch vụ tổ chức sự kiện, thiết bị trình chiếu hiện đại, dịch vụ ăn uống theo sự kiện.
- Khách hàng mục tiêu: Doanh nghiệp tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế, đoàn khách du lịch MICE.
- Ví dụ: Sheraton Saigon Hotel & Towers, Melia Hanoi.
Tại Việt Nam, TP.HCM và Hà Nội là hai điểm đến MICE lớn nhất, chiếm hơn 60% các sự kiện MICE trong nước (theo báo cáo của Grant Thornton, 2023).
Airport Hotel – Khách sạn sân bay
- Vị trí: Nằm gần các sân bay quốc tế, có xe đưa đón sân bay.
- Đặc điểm: Phòng nghỉ tiện nghi, phục vụ khách quá cảnh, transit hoặc có chuyến bay sớm/muộn. Thường tính tiền theo block giờ hoặc nửa ngày.
- Khách hàng chính: Khách doanh nhân quốc tế, phi hành đoàn, khách cần nghỉ ngắn
Phân loại theo hình thức sở hữu và vận hành
Khách sạn có thể được phân loại theo hình thức sở hữu và vận hành:
- Khách sạn độc lập là các khách sạn tự vận hành, không thuộc hệ thống chuỗi nào.
- Chuỗi khách sạn là các khách sạn thuộc các tập đoàn lớn như Marriott, Accor, Hilton, cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế.
- Khách sạn nhượng quyền là khách sạn vận hành theo mô hình nhượng quyền thương hiệu quốc tế nhưng do chủ sở hữu địa phương điều hành.
- Thuê đơn vị quản lý là mô hình mà chủ đầu tư thuê các hãng quản lý chuyên nghiệp để vận hành khách sạn.
Theo quy mô phòng
- Khách sạn nhỏ: 1 đến 150 phòng
- Khách sạn vừa: 151 đến 400 phòng
- Khách sạn lớn: 401 đến 1500 phòng
- Khách sạn Mega: trên 1500 phòng
-min.png)
Tiềm năng phát triển của ngành khách sạn
Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ
Ngành khách sạn tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, với nhiều yếu tố thúc đẩy:
Năm 2023, Việt Nam đón khoảng 12,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng gấp 3,4 lần so với năm trước. Dự báo đến năm 2025, con số này có thể đạt 22-23 triệu lượt khách quốc tế, cùng với 120–130 triệu lượt khách nội địa, tạo ra tổng doanh thu từ du lịch ước tính từ 950.000 đến 1.050.000 tỷ đồng. Điều này cực kỳ có lợi cho ngành khách sạn ở nước ta. (Nguồn: Báo Nhân Dân điện tử)
Thị trường khách sạn Việt Nam được ước tính đạt 5,16 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến tăng lên 9,91 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng hàng năm trung bình (CAGR) là 13,94% trong giai đoạn 2024–2029. (Nguồn: MarketResearch.com)
-min.png)
Tại sao cần phân loại khách sạn?
Phân loại khách sạn giúp:
- Khách du lịch dễ dàng lựa chọn nơi lưu trú phù hợp với nhu cầu và ngân sách.
- Chủ đầu tư định vị rõ mô hình kinh doanh, từ đó có chiến lược vận hành, marketing và phát triển hợp lý.
- Cơ quan quản lý dễ dàng kiểm tra và giám sát chất lượng dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn ngành.
Trên đây là khai niệm cũng như những phần loại khách sạn phổ biến. Hy vọng bài viết này sẽ thực sự hưu ích đối với bạn, cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị khác về quản lý khách sạn, marketing khách sạn tại blog của Bluejaypms nhé!