Service Charge là gì? Cách quản lý và phân chia tiền Service

Service charge là gì? Những điều mà bạn cần biết đối với khoản thu này, cũng như cách quản lý khoản thu này một cách rõ ràng minh bạch và hiệu quả. Hãy cùng với Bluejaypms tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Service charge là gì?

Service charge là khoản phí bổ sung được tính thêm vào giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng sử dụng. Trong ngành khách sạn, service charge thường chiếm 5–15% trên giá trị hóa đơn và không phải là tiền tip (tiền boa), mặc dù đôi khi khách nhầm lẫn hai khái niệm này.

Định nghĩa theo ngành khách sạn:

  • Là phần trăm cộng thêm vào hóa đơn, được thu hộ từ khách hàng và sau đó phân chia lại cho nhân viên.
  • Áp dụng chủ yếu trong F&B (nhà hàng – quầy bar), spa, và đôi khi là buồng phòng (housekeeping).
  • Được tính trước và có niêm yết rõ ràng trong bảng giá, thực đơn hoặc hợp đồng.

Service charge là phần cố định, có quy chế chia rõ ràng và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nhân viên. Vì vậy, việc hiểu và quản lý tốt service charge là cực kỳ quan trọng với các nhà điều hành khách sạn.

Phí phục vụ khác với tiền tip như thế nào?

=> Đây là khoản áp dụng mặc định, không dựa trên cảm nhận của khách. Thường chia đều cho đội ngũ nhân viên theo chính sách nội bộ.

Các hình thức áp dụng service charge trong khách sạn

Tuỳ theo loại hình cơ sở và chính sách nội bộ, service charge có thể được áp dụng khác nhau:

Service charge tính theo hóa đơn

Phí phục vụ (service charge) là khoản phụ thu thường gặp tại nhà hàng, quầy bar, spa, sự kiện cưới, tiệc buffet,….
Mức phí này được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị hóa đơn, phổ biến từ 5%–10%, và áp dụng trước khi tính thuế VAT.

Thông thường, khách sạn/nhà hàng sẽ ghi chú rõ ràng trên thực đơn hoặc hóa đơn với nội dung như: “Giá chưa bao gồm 10% VAT và 5% phí phục vụ”.

Service charge gộp trong giá phòng

Một số khách sạn đã cộng service charge vào giá niêm yết phòng.
Khoản này sau đó được tách riêng khi hạch toán để đưa vào quỹ chia service charge.
Khách không thấy rõ, nhưng nhân viên vẫn được hưởng phần chia theo nội quy.

Service charge tính theo đầu người

Khách trả thêm phí phục vụ trên mỗi đầu người (ví dụ: 50.000đ/người/đêm).Dễ theo dõi, minh bạch trong quản lý nội bộ. Phổ biến trong các khách sạn nhỏ, homestay hoặc villa có thuê nhân viên theo ca.

Khoản Service Charge dùng để làm gì?
Thường thì tiền  Service Charge sẽ được dùng để chia lại cho nhân viên theo chính sách của từng khách sạn. Tuy nhiên ở một số khách sạn có thể tiền Service Charge sẽ được phân bổ như sau:

  • Khoản 80–100%: Chia cho nhân viên (theo ngày công, vị trí, KPI,…).
  • Khoản 0–20%: Giữ lại làm quỹ bảo trì, chi phí quản lý, rủi ro hoặc làm chi phí đào tạo cho nhân viên.

Cách chia Service charge cho nhân viên khách sạn

Chia đều theo đầu người (bình quân)

Với cách tính này tổng số tiền Service charge thu được trong kỳ (tuần/tháng) sẽ được chia đều cho toàn bộ nhân viên (Hoặc chia theo nhóm có quyền nhận Service charge). Đây là cách tính phổ biến ở nhiều khách sạn, ưu điểm của cách tính này là đơn giản nhanh chóng vfa minh bạch. Tuy nhiên cách tính này cũng tồn đọng nhiều nhược điểm như không công bằng giữa các nhân viên dễ dẫn đến mất đoàn kết và gây giảm động lực cho nhân viên tích cực.

Công thức:

Số tiền mỗi người = Tổng SC / Tổng số người được chia

Ví dụ:
Khách sạn thu được 30.000.000 VNĐ Service charge trong tháng. Có 15 nhân viên thuộc diện được chia → Mỗi người nhận: 2.000.000 VNĐ.

Chia theo cấp bậc hoặc tỷ lệ phần trăm

Với cách tính này tổng số tiền Service Charge được chia theo mức phần trăm cố định tùy theo vị trí công việc, phòng ban. Cấp quản lý hoặc bộ phận trực tiếp phục vụ khách thường được tỷ lệ cao hơn. Ưu điểm của cách tính này là tạo sự công bằng cho nhân viên giữa các bộ phận dựa trên sự đóng góp. Tuy nhiên nếu không có sự công bố rõ ràng về tỷ lệ hoặc tỷ lệ không hợp lý và không có sự đồng.

Cách tính và công thức tính:

Bước 1: 

Số tiền mỗi bộ phận = Tổng SC × Tỷ lệ bộ phận

Bước 2:

Số tiền mỗi người = Số tiền bộ phận / Số người trong bộ phận

Ví dụ:

Tổng Service Charge trong tháng: 60.000.000 VND. Tỷ lệ chia theo bộ phận như sau:

  • Lễ tân: 40%
  • Housekeeping: 40%
  • Quản lý: 20%

Bước 1: Tính số tiền chia theo bộ phận

  • Lễ tân: 60.000.000 × 40% = 24.000.000 VND
  • Housekeeping: 60.000.000 × 40% = 24.000.000 VND
  • Quản lý: 60.000.000 × 20% = 12.000.000 VND

Bước 2: Số tiền mỗi người 

 

Lễ tân:

  • Tổng: 24.000.000 VND
  • Số người: 6
  • Công thức: 24.000.000 ÷ 6 = 4.000.000 VND/người

Housekeeping: 

  • Tổng: 24.000.000 VND
  • Số người: 8
  • Công thức: 24.000.000 ÷ 8 = 3.000.000 VND/người

Quản lý:

  • Tổng: 12.000.000 VND
  • Số người: 2
  • Công thức: 12.000.000 ÷ 2 = 6.000.000 VND/người

Chia theo ca làm việc hoặc ngày công

Số tiền Service Charge mà nhân viên nhận được theo cách tính này sẽ dựa vào số ngày công hoặc ca làm việc thực tế trong kỳ. Người nào đi làm nhiều sẽ nhận được nhiều hơn so với người đi làm ít.

Công thức:

Số tiền mỗi người = (Số ngày công × Đơn giá 1 ngày)


Trong đó:  Đơn giá 1 ngày = Tổng Service Charge / Tổng ngày công của tất cả nhân viên

Ví dụ:
Tổng SC tháng: 24.000.000 VNĐ
Tổng ngày công của toàn bộ nhân viên trong tháng: 240
→ Mỗi ngày công: 100.000 VNĐ
→ Nhân viên A làm 26 ngày: Nhận 2.600.000 VNĐ

Chia theo doanh số hoặc KPI cá nhân

Áp dụng với bộ phận có chỉ tiêu doanh số hoặc KPI rõ ràng (F&B, spa, lễ tân upsell…). Tiền Service Charge sẽ được chia dựa trên mức độ đóng góp của các nhân cho tổ chức. Tuy nhiên cách tính này chỉ phù hợp cho các bộ phận có KPI đô lường cụ thể, một số bộ phận khác không có KPI cụ thể hoặc KPI bị phụ thuộc với các phòng ban khác sẽ khó đo lường hơn.

 

Những khó khăn trong việc quản lý tiền Service Charge

  • Khó khăn trong việc ghi nhận và theo dõi Service charge.

Để tiện cho khách hàng trong quá trình check-out thông thường hóa chỉ in hóa đơn đã kèm cả tiền Service tròng đó, nếu không có quy trình hoặc phần mềm hỗ trợ ghi nhận riêng khoản tiền này thì rất dễ nhầm lẫn với doanh thu chính. Dẫn đến sai lệch khi báo cáo tài chính hoặc chia tiền cho nhân viên.

Để giải quyết vấn đề này các bạn nên chọn sử dụng các phần mềm quản lý có tính năng quản lý tiền hoa hồng của Bluejaypms, tiền service charge sẽ cho phép bóc tách và phân tích dễ dàng.

  • Dễ sai sót trong lưu trữ và báo cáo

Việc ghi chép Service Charge bằng tay hoặc file rời rạc (Excel) sẽ dễ bị thất lạc, gây rủi ro kiểm toán nội bộ. Ngoài ra khi cần tra cứu thông tin Service Charge khi có khiếu nại tự nhân viên sẽ không có lịch sử truy xuất minh bạch khi cần kiểm tra.

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về khái niệm cũng như các vận đề liên quan đến phí service charge. Hy vọng qua bài viết này các quản lý sẽ có thêm các góc nhìn để quản lý dòng tiền này nhanh chóng và chính xác hơn. Đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về quản lý khách sạn tại Blog của Blue Jay PMS nhé!

Nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn của bạn bằng phần mềm quản lý toàn diện Blue Jay Pms !