Glamping là gì? Có nên kinh doanh mô hình lưu trú này không?

Glamping là gì? Có nên đầu tư kinh doanh vào mô hình lưu trú này không? Trong bài viết dưới đây hãy cùng với Blue Jay PMS sẽ giúp bạn tìm hiểu tổng quan về điều kiện kinh doanh, ưu nhược điểm và cách vận hành mô hình này.

Glamping là gì?

Glamping là từ ghép của “Glamorous” (hào nhoáng, sang trọng) và “Camping” (cắm trại). Nói một cách đơn giản, glamping là hình thức cắm trại sang chảnh, nơi bạn được hòa mình vào thiên nhiên nhưng vẫn tận hưởng đầy đủ tiện nghi như ở khách sạn: có giường êm, điện, nước nóng lạnh, nhà vệ sinh riêng, wifi, và thậm chí cả dịch vụ ăn uống hoặc spa.

Glamping là gì

Vì sao Glamping trở thành xu hướng?

  • Kết nối thiên nhiên mà không hy sinh tiện nghi

Glamping chạm đúng nhu cầu "disconnect to reconnect" của người hiện đại: muốn gần gũi thiên nhiên nhưng vẫn giữ sự thoải mái. Mô hình này trở thành biểu tượng của du lịch xanh, du lịch chậm và wellness travel.

  • Phù hợp nhiều nhóm khách hàng

Glamping phù hợp với những ai? Mô hình này phù hợp với khá nhiều đối tượng khách hàng như: Cặp đôi, Gia đình có trẻ nhỏ, nhóm bạn trẻ, dân văn phòng,... Bởi mô hình này gần gũi với thiên nhiên, tích hợp nhiều hoạt động vui chơi ngoài trời nhưng vẫn đảm bảo được sự an toàn và tiện nghi.

  • Trào lưu trên mạng xã hội

Từ khóa như "glamping chill chill", "glamping Đà Lạt", hay "lều sang chảnh" đang phủ sóng mạnh mẽ trên TikTok, Instagram,… kéo theo lượng tìm kiếm và đặt chỗ tăng nhanh. Hình ảnh glamping thường gây ấn tượng nhờ thiết kế đẹp, độc đáo, mang nhiều phong cách như boho, tropical, vintage, minimal…, dễ dàng tạo hiệu ứng lan truyền. Với nhiều người trẻ, glamping không chỉ là lưu trú mà còn là một trải nghiệm chữa lành, nơi để trốn khỏi phố thị và kết nối với thiên nhiên.

Các loại phòng phổ biến trong Glamping

Mô hình Glamping tính kết nối với thiên nhiên là chính nên các loại phòng lưu trú ở đây cũng sẽ có phần khác biệt, hường là:

  • Lều canvas

Chất liệu vải canvas cao cấp, chống nước, bên trong có giường, điều hòa, toilet riêng, phù hợp mọi vùng khí hậu.

  • Nhà gỗ mini (Cabin)

Không gian khép kín như nhà nhỏ, mang lại cảm giác an toàn và riêng tư. Thích hợp cho vùng núi hoặc ven hồ.

  • Lều Dome (Lều mái vòm)

Thiết kế độc đáo dạng tổ kén hoặc mái vòm xuyên sáng, view 360 độ ngắm sao trời. Là loại phòng được ưa chuộng nhất trong glamping hiện đại.

  • Nhà cây, nhà tổ chim, nhà container

Các thiết kế sáng tạo mang tính biểu tượng – thường dùng trong marketing. Dễ tạo sự khác biệt và thu hút truyền thông.

Glamping là gì

Có nên đầu tư vào mô hình Glamping không?

Câu hỏi “Có nên đầu tư vào mô hình Glamping không?” rất đáng cân nhắc, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng du lịch đang dịch chuyển mạnh sang du lịch trải nghiệm – nghỉ dưỡng xanh – sống chậm. Dưới đây là một số góc nhìn giúp bạn có thêm thông tin hỗ trợ ra quyết định trước khi đầu tư:

Lý do nên đầu tư vào mô hình Glamping

  • Đầu tư chi phí thấp – thu hồi vốn nhanh

Khác với resort hay khách sạn, glamping có thể triển khai với chi phí đầu tư chỉ bằng 1/4 đến 1/2, đặc biệt nếu tận dụng cảnh quan sẵn có như rừng, đồi, ven hồ. Tỷ suất sinh lời cao do chi phí vận hành thấp.

  • Mô hình kết hợp linh hoạt

Glamping có thể tích hợp cùng farmstay, homestay, retreat, eco-tourism, thậm chí là phần mở rộng cho khách sạn đang có sẵn đất rừng, khuôn viên.

  • Đa dạng hóa doanh thu và tệp khách hàng

Bên cạnh dịch vụ lưu trú, glamping có tiềm năng lớn để đa dạng hóa nguồn thu thông qua các hình thức như:

- Bán thêm dịch vụ BBQ, picnic set, tour mini: Tạo combo trải nghiệm trọn gói, vừa tiện lợi cho khách, vừa gia tăng giá trị hóa đơn.

- Cho thuê để tổ chức workshop, tổ chức team building, tiệc cưới ngoài trời,...

- Cho thuê không gian quay phim/chụp ảnh: Thiết kế glamping thường mang tính thẩm mỹ cao, thu hút các ekip chụp lookbook, MV, TVC... tìm bối cảnh mới lạ.

Việc tích hợp các dịch vụ này không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn làm phong phú trải nghiệm cho khách hàng, kéo dài thời gian lưu trú và mức độ tương tác.

Glamping là gì

Những điều cần cân nhắc trước khi đầu tư

  • Phụ thuộc vào thiên nhiên – thời tiết

Mô hình glamping vốn gắn liền với thiên nhiên, không gian mở, trải nghiệm ngoài trời, nên chịu tác động rất lớn từ yếu tố mùa vụ, thời tiết, khí hậu. Với glamping, mùa vụ không chỉ ảnh hưởng đến việc bán phòng mà quyết định toàn bộ trải nghiệm, vận hành và khả năng sinh lời. Chính vì vậy trước khi tiến hành đầu tư vào mô hình lưu trú Glamping các chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ vị trí địa lý và bản đồ khí hậu của khu vực đó. Việc nắm rõ yếu tố này sẽ giúp bạn lên được lược kinh doanh và chủ động làm chủ được tình hình tráng gây ảnh hưởng xấu đến doanh thu.

  • Yếu tố pháp lý & quy hoạch đất

Đất rừng/đồi có thể gặp khó khăn về cấp phép kinh doanh lưu trú. Nên chọn đất ở nông thôn, có quy hoạch du lịch, hoặc thuê dài hạn.

  • Cần đầu tư mạnh vào trải nghiệm và không gian.

Glamping là mô hình “bán vibe” cho nên việc đầu tư vào thiết kế và hình ảnh đẹp là đều vô cùng cần thiết. Đa số khách đến với Glamping đều có nhu cầu cầu chụp, sống ảo, checking,... Cho nên khâu đầu tư thiết kế các khu vực,... phải cực kì chỉnh chu và thu hút. Đây cũng chính là yếu tố chính giúp thu hút và tạo sự cạnh tranh giữa các Glamping với nhau. 

Bên cạnh đó việc cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm tuyệt vời cũng là đều vô cùng quan trọng. Nếu không ổn định được chất lượng dịch vụ, khách hàng sẽ dễ “quay lưng” nếu dịch vụ không tốt. Nhiều hoạt động như: nướng BBQ ngoài trời, đốt lửa trại, ngắm bình minh, săn mây, picnic,… không thể diễn ra nếu trời mưa to, gió lớn hoặc sương dày. Điều này khiến trải nghiệm không trọn vẹn, dễ làm khách hàng thất vọng dù khu glamping có đẹp đến đâu.

Glamping là gì

Cần làm những gì để vận hành một glamping hiệu quả?

Để vận hành một glamping hiệu quả, bạn không chỉ cần một nơi “chụp hình đẹp” mà còn phải xây dựng cả một hệ thống vận hành bài bản, ổn định, tối ưu chi phí và tạo trải nghiệm đáng nhớ cho khách. Dưới đây là những yếu tố cốt lõi cần làm để vận hành glamping một cách chuyên nghiệp và sinh lời bền vững:

  • 1. Xác định mô hình và chân dung khách hàng

Ngay từ đầu, cần xác định rõ glamping của bạn theo đuổi mô hình nào: hướng đến sự lãng mạn dành cho các cặp đôi, retreat tĩnh lặng cho dân văn phòng cần "detox", hay là khu cắm trại tiện nghi cho nhóm bạn trẻ thích phiêu lưu? Việc xác định rõ này sẽ giúp bạn xây dựng concept nhất quán, từ thiết kế không gian cho đến cách truyền thông và lựa chọn kênh bán phù hợp.

  • 2. Thiết kế linh hoạt, phù hợp địa hình và khí hậu

Không gian glamping phải tận dụng tối đa thiên nhiên nhưng đồng thời cũng cần đảm bảo khả năng chống chịu thời tiết (nắng, mưa, gió mạnh, lạnh…). Bạn nên ưu tiên vật liệu bền, dễ bảo trì, và có thể tháo lắp hoặc sửa chữa nhanh khi cần thiết. Đặc biệt, các khu vực sinh hoạt chung như bếp nướng, sân chill, không gian ngắm hoàng hôn… chính là điểm cộng lớn trong mắt du khách.

  • 3. Sử dụng phần mềm quản lý lưu trú tập trung (PMS)

Đây là công cụ quan trọng giúp bạn quản lý số lượng lều/phòng, cập nhật tình trạng đặt chỗ, điều chỉnh giá linh hoạt theo mùa, và theo dõi doanh thu – chi phí hiệu quả. Một hệ thống PMS như Bluejay có thể hỗ trợ tự động hóa gửi email xác nhận đặt phòng, đánh giá sau lưu trú và phân tích hiệu suất bán phòng trên các kênh OTA.

  • 4. Lập kế hoạch vận hành theo mùa vụ

Glamping chịu tác động lớn từ mùa vụ, vì vậy bạn cần chia năm thành các giai đoạn rõ ràng: cao điểm, trung điểm và thấp điểm. Vào mùa cao điểm, cần chuẩn bị nhân sự đầy đủ, tăng cường dịch vụ và giữ công suất cao. Ngược lại, mùa thấp điểm là thời gian phù hợp để tung ưu đãi, bảo trì cơ sở vật chất và làm mới các dịch vụ.

  • 5. Đầu tư cho trải nghiệm khách hàng

Khách đến glamping không chỉ để ngủ, họ đến để sống một “cuộc sống khác” – nhẹ nhàng, tĩnh lặng, gần gũi thiên nhiên. Vì vậy, từng điểm chạm cần được chăm chút: từ lúc họ nhận tin nhắn xác nhận đặt phòng, được hướng dẫn đường đi, đến việc được đón tiếp nồng nhiệt, phục vụ tận tình, và chia tay bằng một lời cảm ơn ấm áp. Những trải nghiệm nhỏ tạo ra cảm xúc lớn – và chính cảm xúc mới khiến họ quay lại.

  • 6. Kiểm soát tài chính và nhân sự chặt chẽ

Dòng tiền là yếu tố sống còn, đặc biệt khi đầu tư glamping thường có thời gian hoàn vốn khá dài. Bạn cần kiểm soát tốt chi phí cố định và biến động, tránh lãng phí tài nguyên như điện, nước, thực phẩm, vật tư tiêu hao. Nhân sự cũng cần linh hoạt – tăng ca vào cuối tuần, rút gọn vào ngày thường, và nên có KPI rõ ràng để duy trì chất lượng phục vụ.

  • 7. Làm marketing và bán phòng đúng hướng

Glamping sống nhờ hình ảnh cho nên bạn nên đầu tư làm marketing hình ảnh và thương hiệu nhiều. Vì vậy, bạn cần đầu tư vào nội dung hình ảnh/video, đẩy mạnh trên fanpage, Instagram, TikTok,... Tận dụng triệt để marketing truyền miệng, các feedback của khách cũ là nguồn traffic tự nhiên cực kỳ hiệu quả. 

Bên cạnh việc thu hút đặt phòng, mua vé tham quan checkin trên các nền tảng social thì các chủ glamping cũng nên mở rổng đăng kí bán phòng trên các kênh OTA (Agoda, Booking,...) để tối ưu công suất phòng và tận dụng OTA để Marketing hiệu quả.

  • 8. Theo dõi, phân tích và cải tiến thường xuyên

Cuối cùng, một glamping vận hành tốt là một glamping luôn đổi mới. Mỗi tháng, hãy xem lại báo cáo công suất, doanh thu, mức độ hài lòng của khách, và tìm ra điểm cần cải thiện. Có thể là thay đổi menu BBQ, thêm gói chụp ảnh, hay tổ chức workshop vào cuối tuần. Càng lắng nghe khách, bạn càng nâng cao chất lượng vận hành.

Glamping là gì

Một số địa điểm phát triển mạnh mô hình glamping tại Việt Nam

Vì là mô hình lưu trú kết hợp với việc khám phá thiên nhiên nên mô hình này phát triển mạnh ở những địa điểm có vị trí địa lý và khí hậu tự nhiên phù hợp: 

  • 1. Ngoại ô thành phố lớn

Ngoại ô thành phố lớn cũng là một trong những địa điểm lý tưởng để phát triển mô hình glamping, bởi những lý do sau:

- Cách trung tâm thành phố từ 1–2 giờ lái xe.

- Tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng đó là dân văn phòng muốn tìm về với thiên nhiên để giải tỏa căng thẳng mệt mỏi vào cuối tuần, dịp lễ ngắn. Các thành phố lớn cũng tập trung nhiều đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên,.. muốn chuph hình sống ảo.

- Có cảnh quan tự nhiên (rừng, núi, hồ, đồi) đủ để tạo cảm giác “rời phố về thiên nhiên”.

- Chi phí vận chuyển, nhân sự, hậu cần thấp hơn vùng sâu.

Ví dụ: Ba Vì (Hà Nội), Sóc Sơn (Hà Nội), Lương Sơn (Hòa Bình), Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bình Chánh – Cần Giờ (TP.HCM), Đức Trọng (Lâm Đồng).

  • 2. Cao nguyên hoặc vùng núi khí hậu mát

Các vùng cao nguyên hoặc vùng núi có khí hậu mát mẽ cực kì phù hợp cho việc phát triển Glamping bởi nơi đây có:

- Thời tiết mát mẻ quanh năm, có thể phục vụ khách cả bốn mùa.

- Cảnh quan đồi núi, rừng thông, suối thác – phù hợp concept chill, retreat, detox.

- Thu hút du khách nội địa và quốc tế yêu thích nghỉ dưỡng kiểu “ẩn mình”.

Ví dụ: Đà Lạt (Lâm Đồng), Măng Đen (Kon Tum), Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Trạm Tấu (Yên Bái), Đắk G’lây (Gia Lai).

  • 3. Ven biển

Gần đây các khu Glamping ven biển cũng phát triển khá mạnh mẽ, thu hút một lượng khách lớn bởi không gian thoáng đãng, kết hợp glamping với tắm biển, lướt sóng, chèo SUP, BBQ biển. Glamping ven biển cực kì phù hợp khách trẻ, nhóm bạn hoặc gia đình nhỏ.

Tuy nhiên cần lưu ý mô hình này cực kỳ thu hút vào mùa hè tuy nhiên vào mùa mưa bão hầu như không hoạt động được và những ảnh hưởng của mưa bão cũng gây ra nhiều thiệt hại về tài sản. Chính vì vậy vào mùa mưa bão cần có kế hoạch bảo trì, hoặc thay đổi chiến lược kinh doanh.

Ví dụ: Hồ Tràm (Bà Rịa – Vũng Tàu), Lagi (Bình Thuận), Cù Lao Câu, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo, Nam Du, bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng

Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản về mô hình Glamping, hy vọng với những thông tin này mọi người sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc vận hành và kinh doanh mô hình này.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn của bạn bằng phần mềm quản lý toàn diện Blue Jay Pms !