OTA là kênh bán phòng quen thuộc với nhiều khách sạn, đặc biệt trong xu hướng công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Đọc và tìm hiểu về OTA trong bài sau để cải thiện hoạt động và bán phòng tốt hơn trên kênh này.
Mối quan hệ giữa OTA và Cách mạng 4.0
OTA là từ viết tắt của Online Travel Agent, tức các Đại lý dịch vụ du lịch trực tuyến, trên thực tế thì đây sẽ là nơi cung cấp các sản phẩm như: tour du lịch, khách sạn, đặt vé máy bay… và làm cầu nối giữa đơn vị khai thác với khách hàng. Cho nên, có thể hiểu rằng, OTA là cầu nối giữa khách du lịch và các đơn vị cung cấp du lịch, thông qua những kênh như website, fanpage… để kết nối.
Cách mạng công nghiệp 4.0 chính là sự kế thừa, phát triển của 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đó. Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy quá trình sản xuất thông qua tự động hóa, áp dụng công nghệ, điện toán đám mây, máy học… để gia tăng hiệu quả hoạt động.
OTA dựa vào công nghệ và điện toán đám mây để vận hành, phát triển để tăng doanh thu cho các khách sạn. Chính vì thế, sự phát triển, tối ưu nền tảng mà Cách mạng công nghiệp 4.0 có sẽ là bàn đạp, thúc đẩy sự tăng trưởng của OTA. Chính vì điều này, mà trong thời gian qua đã chứng kiến sự gia tăng, bùng nổ của OTA ở khắp các lĩnh vực.
Theo báo cáo của Euromonitor International, tỷ lệ thanh toán online qua OTA tại Việt Nam đã tăng từ 18.3% (2010) lên 22.6% (2016), và mới đây là 29% (2020). Còn theo VNEconomy, doanh thu của thị trường điện toán đám mây tại Đông Nam Á sẽ đạt 40 tỷ USD vào năm 2025. Còn tốc độ tăng trưởng của thị trường này tại Việt Nam tăng từ 17.5% (2010) lên đến 64.4% (2016), và được dự đoán sẽ tăng đến 79.3% vào 2022.
Như vậy, OTA đang là một xu hướng mới, dựa trên sự phát triển của nền kinh tế số hóa. Nhận định này tương đồng với định hướng phát triển của Chính phủ Việt Nam về Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm đón đầu, dẫn dắt xu hướng mới này.
OTA là từ viết tắt của Online Travel Agent, tức các Đại lý dịch vụ du lịch trực tuyến, trên thực tế thì đây sẽ là nơi cung cấp các sản phẩm như: tour du lịch, khách sạn, đặt vé máy bay…
Khó khăn của OTA trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0
Tối ưu lợi nhuận
Mô hình liên kết giữa OTA và nhà cung cấp dịch vụ sẽ thống nhất với nhau từ trước tỷ lệ chiết khấu, cách lợi nhuận sinh ra và những cam kết đi kèm. Hầu như, tỷ lệ lợi nhuận thu được từ OTA thường thấp hơn chi phí khấu hao để vận hành. Ví dụ rõ ràng nhất, đó là việc bán vé máy bay, lợi nhuận cho mỗi vé dao động trong khoảng 150 – 200 nghìn đồng, nhưng chi phí vận hành, marketing… cho mỗi vé lại rơi trong khoảng 200 nghìn trở lại. Chính vì thế, bài toán cân bằng lợi nhuận, và vẫn tạo nên sức hấp dẫn cho khách hàng khi offer sản phẩm là tương đối nan giải.
Điều này càng rõ ràng trong bối cảnh hiện tại, khi có nhiều OTA cùng lĩnh vực cạnh tranh với nhau, tạo nên một sức ép không hề nhỏ lên mỗi đơn vị OTA. Do đó, người làm OTA đang gặp khó, và tìm ra lối đi phù hợp, nhằm vừa tạo nên doanh thu, chuyển hóa được thành lợi nhuận và vẫn giữ vững mức giá phù hợp với khách hàng.
Tối ưu chi phí vận hành
Như đã nói ở trên, chi phí vận hành (trang thiết bị, dịch vụ, lương nhân viên…) chiếm một phần không nhỏ trong quá trình vận hành OTA. Trước sức ép lớn của các đối thủ trong cùng lĩnh vực, cũng như sự tác động cực kỳ khốc liệt mà Covid 19 đem đến, thì bài toán tối ưu chi phí vận hành lại càng được lưu tâm, chú trọng.
Một trong những giải pháp hiện nay, đó là làm việc từ xa, cắt giảm lương hoặc kiêm nhiệm công việc. Nhưng những giải pháp này chỉ mang tính tạm thời, không thật sự dứt điểm, giải quyết được bài toán tối ưu chi phí vận hành. Để làm được điều đó, người quản lý cần những giải pháp khác mang tính đột phá hơn, tận dụng đầy đủ sức mạnh mà Cách mạng công nghệ 4.0 đem lại. Nếu được như thế, thì việc chuyển hóa từ khó khăn thành cơ hội từ chi phí vận hành sẽ chỉ là chuyện một sớm một chiều.
Tối ưu dựa trên sức mạnh của Công nghệ 4.0
OTA không thể tự nhiên vận hành, mà cần nền tảng là sức mạnh mà Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại, thể hiện qua trình độ máy móc, AI, IoT… để phát triển. Sức mạnh càng lớn, OTA càng vận hành hiệu quả và càng được tối ưu. Song song với vấn đề này, chính là nguồn nhân lực – trình độ kỹ thuật càng cao, càng khai thác hiệu quả những gì mà Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại, ứng dụng vào thực tiễn khi triển khai OTA.
Tuy nhiên, đó chỉ là trên lý thuyết, còn nhìn vào thực tiễn thì OTA hiện nay vẫn gặp rất nhiều vấn đề. Một số OTA khi vận hành gặp lỗi, không đồng bộ hiệu quả, gián tiếp tạo nên thất thoát cho các tổ chức. Do đó, vẫn tồn tại niềm tin ngờ vực rằng OTA sẽ không vận hành tốt bằng các phương pháp quản lý truyền thống.
Trên thực tế, niềm tin này phần nào đó có cơ sở, bởi rằng sức mạnh mà OTA đang có, vẫn chưa thật sự trọn vẹn với những gì mà người quản lý mong muốn. Chỉ có một số ít OTA khi tận dụng tốt các giải pháp công nghệ như Blue Jay PMS để tạo nên đột phá, giải quyết những khúc mắc trong quá trình vận hành. Tuy thế, đây vẫn chỉ là số ít, và để giải quyết vấn đề này thì sẽ cần rất nhiều thời gian và công sức.
Lợi thế của OTA trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0
Tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng dồi dào, chính xác hơn
Cách mạng công nghệ 4.0 lấy Thế giới số là trọng tâm để phát triển, qua đó giúp mọi người ở khắp mọi nơi có thể kết nối, giao tiếp với nhau được dễ dàng, hiệu quả hơn.
Chính thế mà với lĩnh vực kinh doanh, nếu người quản lý biết tận dụng ưu thế của thế giới số đem lại, thì phạm vi tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng là vô cùng rộng hớn. Điều này trên thực tế, đã được nhiều doanh nghiệp tận dụng, xây dựng thương hiệu trên thế giới số, thông qua website khách sạn, fanpage nhằm tiếp cận đến các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, khách sạn cũng thông qua Thế giới số để đánh giá các đối thủ đang có những chiến lược nào, cách vận hành ra sao để có thể triển khai những hoạt động, chiến dịch tương ứng nhằm cạnh tranh sòng phẳng và thật sự hiệu quả; cũng như đánh giá vị thế của mình là đang ở đâu, điểm yếu như thế nào để khắc phục, thay đổi cho phù hợp.
Tận dụng sức mạnh của Cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển
Dựa trên những gì mà Cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến, các doanh nghiệp, khách sạn có thể dựa vào đó mà tạo nên sức hút, sự cạnh tranh mãnh liệt và tối ưu nguồn lực của mình.
Lấy ví dụ từ thực tế, các khách sạn thông qua giải pháp quản lý Blue Jay PMS để quản lý khách sạn tự động, đồng bộ OTA và tối ưu nguồn lực sẵn có – đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh như hiện tại, thì giải pháp này càng tỏ ra hiệu quả. Cụ thể, người quản lý có thể vận hành từ xa, tránh di chuyển nhằm giữa an toàn cho bản thân và cộng đồng. Song song với điều này, họ còn có thể tối ưu nguồn lực bằng việc kiêm nhiệm công việc, giao vận hành hệ thống cho cùng một người.
Dựa vào Blue Jay PMS, OTA sẽ vận hành hiệu quả và đem lại hiệu suất cao hơn, qua đó gián tiếp theo nên doanh thu và chuyển đổi thành lợi nhuận tiềm năng cho các khách sạn. Chính điều này, sẽ giảm đi các khoản chi không cần thiết, qua đó tối ưu rõ ràng nguồn lực của hệ thống hơn rất nhiều.
Rõ ràng, với sự phát triển của công nghệ, thì OTA đang có một vị trí hết sức quan trọng, là bàn đạp và nền tảng thúc đẩy sự phát triển của nhiều doanh nghiệp. Với người làm dịch vụ lưu trú lữ hành, điều này lại càng hết sức quan trọng, tạo nên trải nghiệm liền mạch cho khách hàng. Do vậy, cần tận dụng những lợi thế, giảm đi những khó khăn để tạo nên dòng tiền hiệu quả hơn.