Các kênh OTA Việt Nam đã ngày càng trở nên quan trọng trong việc kết nối giữa khách sạn và du khách. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, các nền tảng đặt phòng trực tuyến này cung cấp một phương tiện hiệu quả để tiếp cận khách hàng mới và tối ưu hóa doanh thu. Trong bài viết dưới đây Blue Jay Pms sẽ cung cấp cho bạn top 10 các kênh OTA phổ biến và được nhiều khách sạn hợp tác nhất hiện nay.
1. Booking.com
Booking.com được thành lập năm 1996, thuộc sở hữu của Booking Holdings. Là một trong những kênh thương mại điện tử lớn nhất thế giới, không quá ngạc nhiên khi Booking cực kỳ phổ biến, được sử dụng nhiều ở Việt Nam. Như Honda trở thành danh từ chung để nhắc đến xe máy, Booking trở thành động từ để gợi lên việc đặt phòng trực tuyến.
Hiện tại, Booking có 15.000 nhân viên với 228 văn phòng đại diện ở 70 quốc gia trên toàn thế giới. Theo thống kê mỗi ngày lượng khách đặt phòng trên Booking.com đạt đến 1.5 triệu phòng trên toàn cầu.
- Ưu điểm: Hệ thống ngôn ngữ đa dạng, giao diện thân thiện dễ dàng sử dụng, thông tin lưu trú cập nhật nhanh nhạy.
- Nhược điểm: Phí hoa hồng cao (15 - 20% trên mỗi lượt đặt phòng). Cạnh tranh cao do đây là nền tảng phổ biến nhất nên có rất nhiều khách sạn đăng kí bán phòng trên booking.com.
Bên cạnh đó, Booking còn có nhiều chính sách đặc biệt, như đặt phòng không trả trước, hủy phòng sát ngày đến mà không phải trả phí… giúp khách đặt phòng có thêm nhiều lựa chọn để trải nghiệm.
2. Agoda
Agoda cũng là một trong những OTA được khá nhiều khách sạn ở Việt Nam chọn làm đối tác hợp tác. Không chỉ Việt Nam mà Agoda còn rất phổ biến ở thị trường châu Á và châu Âu. Về cơ bản, đến bất kỳ thành phố lớn nào tại châu Á, thì việc sử dụng Agoda cũng đều đem lại hiệu quả với hàng trăm ngàn lựa chọn cực kỳ chất lượng.
Với mạng lưới khách hàng lớn, Agoda giúp khách sạn dễ dàng tiếp cận du khách nội địa và quốc tế, đặc biệt là từ thị trường châu Á. Nền tảng này hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa tiền tệ và cung cấp các chương trình khuyến mãi linh hoạt, giúp tối ưu hóa doanh thu cho khách sạn. Agoda còn cung cấp các công cụ phân tích mạnh mẽ, giúp quản lý khách sạn theo dõi hiệu suất bán phòng và đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu.
Phí hoa hồng của Agoda thường dao động từ 15% đến 20%, cạnh tranh so với các OTA khác và có sự linh hoạt tùy theo quy mô khách sạn.
Bên cạnh đó, Agoda còn nổi bật nhờ ứng dụng di động mạnh mẽ, tập trung vào trải nghiệm người dùng, thu hút lượng lớn khách hàng đặt phòng qua điện thoại. Hệ thống đánh giá và chương trình "Agoda Rewards" là chương trình do Agoda tạo ra giúp giữ chân khách hàng, tăng cơ hội khách hàng quay lại đặt phòng cho nên rất có lợi cho cá khách sạn.
Những ưu điểm nổi bật của Agoda:
- Có nhiều chương trình ưui đãi giúp khách sạn thu hút khách hàng tiềm năng.
- Mạng lưới đối tác rộng lớn, uy tín, lượng user ổn định.
- Giao diện tương thích với nhiều ngon ngữ giúp khách sạn tiếp cận được các khách hàng ngoại quốc.
- Tương thích với cả 2 nền tảng di động lớn iOS và Android nên rất phù hợp với nhiều người dùng.
- Đội ngũ hỗ trợ 24/7.
3. Airbnb
Airbnb (Air Bed and Breakfast) cũng là một trong những đại lý du lịch trực tuyến uy tín. Thành lập từ năm 2008 đến nay, Airbnb đã phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những nền tảng OTA lớn thu hút nhiều chủ căn hộ, khách sạn hợp tác bán phòng. Airbnb bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ 2015 với khoảng 1.000 phòng, đến 2017 thì tăng lên đến 6.500 phòng, xu hướng này tiếp tục tăng mạnh trong những năm trở lại đây. Phí hoa hồng của Airbnb thường dao động từ 3% đến 15%, thấp hơn so với nhiều OTA truyền thống như Booking.com hay Agoda. Điều này giúp các chủ khách sạn tối đa hóa lợi nhuận.
Vì đây là kênh OTA phát triển toàn cầu nên cũng giúp các chủ khách sạn sễ tiếp cận với các khách ngoại quốc. Trên thế giới, Airbnb đã có mặt ở gần 200 quốc gia với 200 triệu người dùng. Khi đánh giá tính hiệu quả của mô hình này, một yếu tố được xét đến chính là chính sách bảo vệ quyền lợi cho cả chủ phòng lẫn khách đặt, qua đó tạo nên sự tin tưởng, an toàn cho người sử dụng; không chỉ ở khía cạnh là kinh doanh, mà còn là sử dụng.
Ưu điểm kênh OTA Airbnb:
- Chi phí hoa hồng của khách sạn cho Airbnb khá dễ chịu giao động từ 3% đến 15%.
- Airbnb dễ có được khách ở dài hạn, từ 4 ngày tới cả mấy tháng.
- Đa ngôn ngữ và đơn vị tiền tệ phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
- Chính sách thanh toán trước giúp bảo vệ quyền lợi của khách sạn, chủ nhà
Nhược điểm kênh OTA Airbnb:
- Mỗi phòng phải tạo 1 trang listing riêng.
- Một khách chỉ đặt được 1 phòng. Nếu muốn đặt thêm phòng thì phải lặp lại các thao tác đó.
- Không phù hợp với các khách sạn có quy mô lớn.
4. Google Hotel Ads
Google Hotel Ads là một nền tảng quảng cáo du lịch trực tuyến do Google xây dựng và phát triển nhằm hỗ trợ các khách sạn bán phòng. Ra măt vào năm 2010, nền tảng này cho phép các khách sạn và các nhà cung cấp chỗ ở khác hiển thị thông tin về giá cả và sẵn có trên trang kết quả tìm kiếm của Google khi người dùng tìm kiếm về khách sạn hoặc chỗ ở.
Ưu điểm lớn nhất của nền tảng này đó là việc google tích hợp nền tảng bán phòng này với Google Maps. Trên Google Maps, Google Hotel Ads giúp người dùng tìm kiếm khách sạn dựa trên vị trí địa lý cụ thể, bao gồm cả khả năng xem phòng còn trống, giá phòng và đánh giá. Chính vì sự tích hợp mạnh mẽ này mà nền tảng thu hút và tiếp cận được với rất nhiều khách hàng.
Hình thức thu phí hoa hồng của Google Hotel Ads
-
CPC (Cost-per-click): Khách sạn trả tiền khi có người nhấp vào quảng cáo và được chuyển hướng đến trang web đặt phòng của khách sạn.
-
CPA (Cost-per-acquisition): Khách sạn chỉ trả phí khi có đặt phòng thành công qua quảng cáo. Mô hình này dựa trên tỷ lệ phần trăm doanh thu từ đặt phòng.
Để tham gia vào Google Hotel Ads, các khách sạn cần sử dụng công cụ quản lý giá phòng (Channel Manager) hoặc kết nối với hệ thống quản lý tài sản ( PMS ) tương thích với Google. Điều này có thể tạo ra sự phức tạp cho các khách sạn không có nền tảng công nghệ tiên tiến.
Theo Google, các đối tác là chủ khách sạn sau khi tham gia quảng bá trên nền tảng Google Hotel Ads đã tăng được lượng tiếp cần khách hàng đáng kể. Không thể phủ nhận google vẫn đang là công cụ tìm kiếm thông tín lớn nhất hiện nay cho nên việc các khách sạn đăng ký bán phòng trên nền tảng này là vô cùng cần thiết.
5. Expedia
Expedia không chỉ nổi bật với nền tảng đặt phòng mà còn có nhiều thương hiệu con, bao gồm Hotels.com, Travelocity và Orbitz. Điều này tạo ra một mạng lưới đa dạng cho khách sạn trong việc tiếp cận khách hàng. Với quy mô toàn cầu, Expedia giúp khách sạn tiếp cận khách hàng từ nhiều thị trường khác nhau, đặc biệt là từ Mỹ và châu Âu. Điều này rất quan trọng cho những khách sạn mong muốn thu hút du khách quốc tế. Hoa hồng cao, thường nằm trong khoảng 15% đến 25%. Quy trình thanh toán phức tạp hơn so với các OTA khác. Một vấn đề khác mà nhiều khách sạn gặp phải khi làm việc với Expedia là quy trình thanh toán khá phức tạp. Đây là một yếu tố cần cân nhắc cho những ai chưa quen với hệ thống này.
6. Mytour.vn
Mytour.vn là một trong những kênh OTA nội địa phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Gần đây, Mytour là một trong những nền tảng OTA nội địa có sức hấp dẫn lớn đối với khách hàng Việt Nam nhờ vào mức giá cạnh tranh và nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Ưu điểm của Mytour
- Giá cả cạnh tranh: Mytour nổi bật với mức giá cạnh tranh, thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giúp thu hút lượng khách đông đảo đến với các khách sạn. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh kinh tế hiện nay khi mà khách hàng luôn tìm kiếm các lựa chọn tiết kiệm hơn.
- Hướng đến khách hàng trong nước.: Với sự tập trung vào thị trường nội địa, Mytour là sự lựa chọn lý tưởng cho các khách sạn muốn khai thác nguồn khách từ Việt Nam. Nền tảng này hiểu rõ nhu cầu và thói quen tiêu dùng của khách hàng nội địa, từ đó tạo ra những sản phẩm phù hợp.
- Thường có nhiều chương trình ưu đãi: Mytour không ngừng cải tiến và nâng cao dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các chương trình ưu đãi và khuyến mãi được tổ chức thường xuyên, giúp thu hút khách hàng và tối ưu hóa doanh thu cho các khách sạn.
Nhược điểm Mytour
- Chủ yếu phục vụ khách hàng Việt, hạn chế với khách quốc tế: Mặc dù Mytour rất mạnh tại thị trường nội địa nhưng khả năng tiếp cận khách hàng quốc tế vẫn còn hạn chế. Các khách sạn muốn mở rộng thị trường quốc tế cần xem xét thêm các nền tảng khác.
7. Ivivu.com
Ivivu.com là một nền tảng OTA nội địa nổi bật tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ du lịch với mức giá cạnh tranh. Nền tảng này tập trung vào việc mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng Việt Nam thông qua dịch vụ chất lượng và mức giá hợp lý. Ivivu.com không chỉ cung cấp dịch vụ đặt phòng khách sạn mà còn mở rộng sang tour du lịch, vé máy bay và các dịch vụ du lịch khác, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm giải pháp toàn diện cho chuyến đi của mình. Nổi bật với dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo và tận tình, Ivivu.com đã xây dựng được lòng tin và sự hài lòng của người dùng. Tuy nhiên, so với các tên tuổi lớn khác trong ngành, mức độ nhận diện thương hiệu của ivivu.com vẫn còn hạn chế. Việc cải thiện chiến lược quảng bá sẽ giúp nền tảng này thu hút thêm nhiều khách hàng hơn trong tương lai.
8. Luxstay
Luxstay là một nền tảng OTA nội địa phát triển mạnh tại Việt Nam, chuyên cung cấp dịch vụ đặt phòng cho homestay và biệt thự. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những du khách muốn trải nghiệm lưu trú độc đáo, từ phong cách sống địa phương cho đến các căn biệt thự sang trọng. Luxstay thu hút các du khách tìm kiếm sự mới lạ, với nhiều lựa chọn đa dạng từ bình dân đến cao cấp. Ngoài ra, nền tảng này hỗ trợ tốt cho các chủ homestay và cơ sở lưu trú nhỏ, cung cấp công cụ quản lý đặt phòng và tương tác khách hàng hiệu quả, giúp tối ưu hóa kinh doanh. Tuy nhiên, Luxstay không phải là lựa chọn phổ biến cho các khách sạn lớn, do nền tảng chủ yếu tập trung vào homestay và biệt thự. Các khách sạn lớn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định hợp tác với Luxstay nếu muốn thu hút nhiều đối tượng khách hàng hơn.
9. Vntrip
Vntrip là nền tảng OTA nội địa hàng đầu tại Việt Nam, tập trung vào phục vụ thị trường khách hàng trong nước. Với mục tiêu xây dựng hệ thống vững mạnh cho các khách sạn tại Việt Nam, Vntrip trở thành sự lựa chọn phổ biến nhờ mức hoa hồng thấp hơn so với các OTA quốc tế. Điều này giúp các khách sạn từ nhỏ đến lớn có thêm lợi nhuận và tối ưu hóa chi phí hoạt động. Ngoài ra, Vntrip cung cấp hệ thống thanh toán tích hợp đơn giản, giúp việc quản lý đặt phòng và theo dõi doanh thu trở nên dễ dàng, thuận tiện. Nền tảng này đặc biệt phù hợp với các khách sạn muốn tập trung vào khách hàng Việt Nam, nhờ khả năng hỗ trợ toàn diện từ hệ thống đến giao dịch. Tuy nhiên, Vntrip còn hạn chế ở khả năng tiếp cận khách hàng quốc tế. Điều này có thể khiến các khách sạn muốn thu hút du khách nước ngoài cần kết hợp thêm các kênh OTA khác để mở rộng thị phần quốc tế.
10. Traveloka
Traveloka là một trong những OTA hàng đầu tại Đông Nam Á, nổi bật với dịch vụ đặt phòng khách sạn, vé máy bay và các dịch vụ du lịch. Nền tảng này rất phù hợp cho các khách sạn tại Việt Nam muốn thu hút khách hàng nội địa và du khách từ các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia, và Malaysia. Hệ thống khuyến mãi linh hoạt và giá cả cạnh tranh giúp các khách sạn tăng doanh thu, đặc biệt trong mùa thấp điểm. Traveloka thường xuyên tổ chức các chương trình ưu đãi hấp dẫn, giúp khách sạn dễ dàng thu hút thêm lượng khách hàng. Ứng dụng di động của Traveloka, được đánh giá cao về tính thân thiện và dễ sử dụng, cũng là một lợi thế lớn. Khách hàng có thể nhanh chóng tìm kiếm và đặt phòng qua điện thoại, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên, hạn chế của Traveloka là thị phần quốc tế còn nhỏ, không có khả năng thu hút nhiều du khách ngoài khu vực Đông Nam Á như các đối thủ toàn cầu như Booking.com hay Agoda.
Trên đây Blue Jay Pms đã cung cấp cho bạn top 10 kênh OTA Việt Nam uy tín hàng đầu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình chọn các kênh OTA để hợp tác.