Tỷ lệ lấp đầy (Occupancy Rate) là gì? Cách tăng chỉ số này

Trong ngành khách sạn, Tỷ lệ lấp đầy phòng (Occupancy Rate) là một chỉ số không thể thiếu để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Tỷ lệ này tăng cao không chỉ phản ánh sức hút của khách sạn mà còn là chìa khóa tối ưu hóa lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để tăng chỉ số này trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt? Hãy cùng Blue Jay PMS khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tỷ lệ lấp đầy (Occupancy Rate) là gì?

Tỷ lệ lấp đầy (Occupancy Rate) là một chỉ số quan trọng trong ngành khách sạn, dùng để đo lường mức độ sử dụng phòng tại một khách sạn trong một khoảng thời gian cụ thể. Chỉ số này thể hiện phần trăm số phòng được sử dụng so với tổng số phòng sẵn sàng bán.

Tỷ lệ lấp đầy (Occupancy Rate) là gì

Công thức tính tỷ lệ lấp đầy (Occupancy Rate)

Công thức tính tỷ lệ lấp đầy như sau:

Occupancy Rate (%) = (Số phòng đã bán/ Tổng số phòng có sẵn) * 100

Ví dụ mình họa:  Một khách sạn có 200 phòng sẵn sàng bán. Trong ngày, khách sạn bán được 120 phòng.

=> Tỷ lệ lấp đầy sẽ là: Occupancy Rate (%) = (Số phòng đã bán/ Tổng số phòng có sẵn) * 100 = (120/200)*100= 60%

Tỷ lệ lấp đầy (Occupancy Rate) là gì

Tại sao tỷ lệ lấp đầy lại quan trọng?

Tỷ lệ lấp đầy (Occupancy Rate) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản lý khách sạn vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của khách sạn. Cụ thể:

Phản ánh và đo lường hiệu suất kinh doanh của khách sạn

Tỷ lệ lấp đầy phản ánh mức độ sử dụng phòng, một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Tỷ lệ lấp đầy càng cao cho thấy doanh thu từ phòng (room revenue) càng lớn, giúp khách sạn tối ưu hóa tài sản và chi phí cố định.

Tối ưu hóa doanh thu

Tỷ lệ lấp đầy là yếu tố cốt lõi trong công thức RevPAR (Doanh thu trên mỗi phòng có sẵn). Việc duy trì tỷ lệ lấp đầy ổn định giúp tăng tổng doanh thu ngay cả khi giá phòng dao động. Nó cũng hỗ trợ quản lý giá (revenue management), giúp khách sạn quyết định chiến lược định giá để tối ưu hóa lợi nhuận, đặc biệt trong mùa thấp điểm hoặc cao điểm.

Giảm thiểu chi phí cố định trên mỗi đơn vị

Chi phí cố định (như tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên cố định, bảo trì cơ sở vật chất,...) sẽ không thay đổi bất kể tỷ lệ lấp đầy cao hay thấp. Cho nên khi tỷ lệ lấp đầy cao chi phí cố định sẽ được phân bổ trên nhiều phòng hơn. Kết quả là chi phí cố định bình quân trên mỗi phòng giảm, giúp tăng lợi nhuận.

Cạnh tranh trên thị trường

Một khách sạn với tỷ lệ lấp đầy cao thường được xem là có uy tín và hấp dẫn hơn, điều này có thể cải thiện vị trí xếp hạng trên các trang OTA (Online Travel Agency) như Booking.com, Agoda,... Tỷ lệ lấp đầy thấp có thể khiến khách sạn bị giảm sự chú ý từ khách hàng tiềm năng và giảm lòng tin.

Phân tích hiệu quả chiến lược marketing

Dựa vào sự biến động của tỷ lệ lấp đầy, khách sạn có thể đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, và hợp tác với các kênh bán hàng như OTA, lữ hành,... có đang thực sự hiệu quả hay không.

Dự báo và lập kế hoạch dài hạn

Hiểu rõ xu hướng tỷ lệ lấp đầy giúp khách sạn lập kế hoạch nhân sự, bảo trì, và chiến lược giá cả phù hợp theo mùa.
Kết luận:  Chính vì vậy tỷ lệ lấp đầy trở thành một KPIs cực kỳ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của khách sạn. Tỷ lệ này không chỉ là một chỉ số phản ánh kết quả kinh doanh hiện tại mà còn là công cụ chiến lược để nâng cao doanh thu và khả năng cạnh tranh của khách sạn trên thị trường.

Tỷ lệ lấp đầy (Occupancy Rate) là gì

Cách để đạt được tỷ lệ lấp đầy cao

Duy trì tỷ lệ lấp đầy tốt là một KPIs mà rất nhiều khách sạn luôn hướng tới. Dưới đây là một số cách để duy trì và nâng cao được tỷ lệ này:

Xây dựng và tối ưu chiến lược giá

Để cải thiện tỷ lệ lấp đầy thì trước tiên bạn cần xem xét lại chiến lược định giá của mình đã phù hợp hay chưa? Dưới đây là gợi ý một số chiến lược định giá để tăng tỷ lệ lấp đầy:

  • Định giá động: Để tối ưu tỷ lệ lấp đầy thì việc xây dựng một chiến lược định giá động (Dynamic Pricing) là điều vô cùng cần thiết. Việc xây dựng chiến lược giá này sẽ dựa vào nhu cầu thị trường, các sự kiện ở địa phương, mùa vụ, và tỷ lệ đặt phòng hiện tại. 
  • Định giá giá trị gia tăng: Việc áp dụng chiến lực định giá giá trị gia tăng cũng sẽ góp phần thu hút khách hàng và gia tăng dược tỷ lệ lấp đầy. Với chiến lược này bạn sẽ cần bổ sung các dịch vụ mà đối thủ không có vào trong tiện ích của phòng để tăng giá phòng khách sạn. Chiến lược này không chỉ giúp tối ưu doanh thu trên mỗi phòng của khách sạn (RevPAR) mà còn  nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng mà không cần phải cạnh tranh bằng cách giảm giá.
  • Định giá theo phân khúc:   Việc cung cấp mức giá thấp hơn cho thời gian lưu trú cụ thể hoặc số lượng phòng đặt là một chiến lược hiệu quả để tăng tỷ lệ lấp đầy và khuyến khích khách hàng đặt phòng tại khách sạn

Tăng cường marketing theo sự kiện

Việc thúc đẩy và tạo ra các chương trình marketing theo sự kiện địa phương, các ngày lễ góp phần thu hút đặt phòng rất hiệu quả. Kết hợp với chiến lược định giá động để tối ưu doanh thu và thu hút đặt phòng từ đó tỷ lệ lấp đầy sẽ được cải thiện rất nhiều.

Tỷ lệ lấp đầy (Occupancy Rate) là gì

Đẩy mạnh hợp tác với đối tác

Để gia tăng tỷ lệ lấp đầy ngoài các kênh bán phòng trực tiếp khách sạn cần liên kết với các đối tác để đẩy mạnh quảng bá và thu hút khách đặt phòng:

  • Để thu hút khách đoàn thì khách sạn nên hợp tác chặt chẽ với các công ty lữ hành. Bởi các công ty lữ hành thường tổ chức tour định kỳ, cung cấp dòng khách đoàn khá đều đặn, đặc biệt trong mùa cao điểm hoặc các dịp lễ. Bên cạnh đó khách đoàn sẽ đặt nhiều phòng cùng lúc nên giúp tăng tỷ lệ lấp đầy nhanh chóng, đặc biệt trong mùa thấp điểm.
  • Tăng cường lượng khách bằng việc liên kết với các kênh OTA và GDS. Hợp tác với hệ thống phân phối toàn cầu (GDS) sẽ hỗ trợ rấ nhiều trong việc tiếp cận khách hàng doanh nghiệp và đại lý du lịch quốc tế.

Chú trọng xây dựng thương hiệu khách sạn

Một thương hiệu khách sạn mạnh trong khu vực sẽ là sự lựa chọn đầu tiên của du khách. Vậy làm thế nào để đẩy mạnh thương hiệu của khách sạn?

  • Đầu tư vào một trang web dễ sử dụng, hỗ trợ đa ngôn ngữ, và tích hợp hệ thống đặt phòng trực tiếp (Booking Engine).
  • Sử dụng Facebook, Instagram, và TikTok để quảng bá khách sạn với nội dung hấp dẫn, video thực tế, và đánh giá từ khách hàng.
  • Chạy các chiến dịch Google Ads hoặc Facebook Ads nhắm vào khách hàng mục tiêu (khách du lịch quốc tế, khách công tác, hoặc nhóm gia đình).

Ứng dụng công nghệ vào trong quản lý khách sạn

Với sự hỗ trợ của các hệ thống thông minh và công cụ kỹ thuật số, khách sạn không chỉ nâng cao hiệu quả vận hành mà còn tăng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng. Dưới đây là những cách công nghệ có thể tối ưu hóa tỷ lệ lấp đầy:

  • Channel Manager : Sử dụng Channel Manager để đồng bộ thông tin phòng trống, giá trên OTA (Booking.com, Agoda, Expedia), giảm thiểu rủi ro overbooking và underbooking qua cập nhật thời gian thực.
  • Tích hợp công cụ đặt phòng trực tiếp vào website khách sạn: Xây dựng website thân thiện, tích hợp đặt phòng trực tuyến (Booking Engine sẽ hỗ trợ xử lý đặt phòng nhanh chóng và giảm phụ thuộc vào OTA.
  • Hệ thống quản lý khách sạn PMS : Hỗ trợ tối ưu giá dựa trên cung cầu, thời gian đặt và xu hướng thị trường, cải thiện tỷ lệ lấp đầy và doanh thu.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến tỷ lệ lấp đầy (Occupancy Rate). Hy vọng với những kiến thức này khách sạn của bạn có thể vận dụng để vận hành khách sạn một cách hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn của bạn bằng phần mềm quản lý toàn diện Blue Jay Pms !