RevPAR (doanh thu trên mỗi phòng có sẵn) là KPI quan trọng để đo lường hoạt động kinh doanh khách sạn. Bài viết sẽ hướng dẫn cách tính RevPAR và cải thiện chỉ số để tăng doanh thu cho khách sạn.
Những điều cần biết về RevPAR khách sạn
RevPAR khách sạn (Revenue Per Available Room) là chỉ số phản ánh doanh thu trên bán phòng dựa trên số lượng phòng có sẵn, giúp các khách sạn theo dõi và đo lường hoạt động kinh doanh của khách sạn.
Số liệu này chỉ bao gồm doanh thu bán phòng thực tế, không bao gồm các dịch vụ bổ sung như ăn uống, spa, giặt là, dọn dẹp, tour… mà khách sử dụng trong thời gian lưu trú. Bằng cách sàng lọc số liệu như thế, bạn có thể hiểu giá trị của mỗi phòng có sẵn trong tài sản khách sạn.
Có 2 cách để tính RevPAR cho khách sạn, đầu tiên là:
- Doanh thu bán phòng theo số phòng có sẵn = Doanh thu phòng (Số tiền) / Phòng có sẵn (số lượng).
- Doanh thu trên mỗi phòng có sẵn theo công suất phòng = Giá phòng trung bình hàng ngày (Số Tiền) * Công suất phòng (Chỉ số).
Ví dụ: Khách sạn có 200 phòng, giá phòng trung bình mỗi ngày là 100$, ngày tính RevPAR có tổng doanh thu là 16,000 $, công suất phòng là 0.8 (160/200 phòng đã có khách). Theo đó, RevPAR sẽ được tính với 2 công thức là như sau:
- Công thức tính theo số phòng có sẵn: 16,000 ($) / 200 ($) = 80 ($).
- Công thức tính theo công suất phòng: 100 ($) * 0.8 = 80 ($).
Ở ví dụ trên ta thấy rõ 2 điều: doanh thu mỗi ngày mỗi phòng tương đương 80%, và mục tiêu 100% công suất phòng thông qua giảm ADR là một lựa chọn không có lợi về mặt lợi nhuận. Chính vì vậy, khách sạn nên tăng RevPAR để cải thiện lợi nhuận tổng thể.
RevPAR khách sạn (Revenue Per Available Room) là chỉ số phản ánh doanh thu trên bán phòng dựa trên số lượng phòng có sẵn, giúp các khách sạn theo dõi và đo lường hoạt động kinh doanh của khách sạn.
3 cách sử dụng RevPAR để tối ưu doanh thu khách sạn
Từ những gì mà RevPAR làm được, các khách sạn có thể xây dựng các chiến lược phát triển phù hợp với 3 bước tiêu chuẩn như sau:
- Đo lường, đánh giá mức độ hiệu quả của việc kinh doanh
- Xác định thị phần bán phòng của khách sạn trong khu vực, nhằm xây dựng điểm chuẩn để đo lường và lập kế hoạch tiếp thị hiệu quả.
- Hiểu khách đặt phòng tại khách sạn hơn, nhằm xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp.
Tiếp theo đây, hãy cùng tìm hiểu về các giải pháp để điều chỉnh cho phù hợp nhằm áp dụng tại khách sạn của bạn.
Đo lường, đánh giá mức độ hiệu quả của việc kinh doanh
RevPAR tách biệt các dịch vụ bổ sung, không tính vào khi đo lường, giúp khách sạn phân loại, sàng lọc các chi phí phát sinh trong quá trình bán phòng để tính được doanh thu thật sự.
Trong bối cảnh hiện nay, kinh doanh khách sạn đang dần khó khăn và cần những chiến lược bán phòng phù hợp, không chỉ đến từ sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ, mà còn chi phí bán phòng và hoa hồng OTA ngày một tăng, những điều này khiến lợi nhuận thu về trên mỗi lượt bán phòng khách sạn có xu hướng mỏng dần và không đảm bảo sinh lời.
Khi sử dụng RevPAR, khách sạn có được bức tranh tổng quát, biết đâu là điểm yếu của doanh thu (ví dụ: kênh bán phòng kém nhưng tốn nhiều chi phí vận hành, phòng ế, ngày thấp điểm…) để tìm hiểu xu hướng bán phòng, so sánh doanh thu theo từng ngày và điều chỉnh chiến lược tiếp thị cho phù hợp với từng thời điểm cụ thể của khách sạn.
Ví dụ: RevPAR của các ngày cuối tuần thường thấp hơn so với các ngày còn lại, lý do đến từ việc công suất phòng lớn và giá phòng không thay đổi. Khách sạn có thể điều chỉnh lại chiến lược giá, tăng giá bán vào cuối tuần để doanh thu được cải thiện.
Xác định thị phần bán phòng của khách sạn trong khu vực
RevPAR được sử dụng rộng rãi như một KPI khách sạn, và với nhiều khách sạn thì đây là KPI quan trọng nhất, hơn cả công suất phòng khách sạn. RevPAR giúp khách sạn đo lường mức độ thanh công của việc bán phòng trong từng thời điểm nhất định, để khách sạn có thể dễ dàng xây dựng và phát triển các chiến lược tiếp thị, chiến lược bán phòng phù hợp.
RevPAR còn giúp các khách sạn xác định vị trí của mình trong khu vực, so với các đối thủ cùng phân khúc. Việc du khách vào – ra liên tục trong một khách sạn, hay mức giá bán cao ngất ngưỡng không phải là tiêu chuẩn thành công, mà là RevPAR khách sạn cao.
Để làm được điều này, khách sạn nên sử dụng chỉ số RGI – Revenue Generation Index, là chỉ số tạo doanh thu khách sạn, được xác định khi so sánh RevPAR của khách sạn và RevPAR trung bình trên thị trường, giúp bạn xác định thị phần của khách sạn mình so với đối thủ.
Công thức tích RGI là:
- RGI = (RevPAR khách sạn / RevPAR thị trường)*100.
Ví dụ cụ thể:
- Blue Jay Hotel có RevPAR là 250$.
- Khách sạn trong bán kính 5km có RevPAR là 210$.
- Như vậy, RGI sẽ bằng (250/210)*100 = 119.
Từ những gì thu thập được, bạn sẽ biết khách sạn của mình đang ở đâu, sức cạnh tranh ra sao so với các đối thủ trong khu vực. Điều này cực kỳ hữu ích trong việc xác định các chiến lược tiếp thị hiện tại đã phù hợp hay chưa, và tạo ra các chiến lược phân tích cạnh tranh phù hợp
Hiểu khách đặt phòng hơn
Với từng thời điểm, dịch vụ cung cấp mà khách sạn sẽ đông hay ít khách, tác động trực tiếp đến RevPAR tổng thể. Dựa vào số liệu thu thập, phân tích cùng ADR khách sạn, mà bạn biết đâu là thời điểm, lý do mà du khách chọn khách sạn của bạn.
Như đã nói ở phần đầu, RevPAR chỉ tính riêng giá phòng chứ không tính kèm dịch vụ bổ sung, nhưng đừng bỏ qua chúng trong việc phân tích tổng thể. Bởi vì, các dịch vụ bổ sung tại khách sạn đôi khi sẽ là động cơ thúc đẩy nhu cầu, hành vi đặt phòng của du khách.
Ví dụ, khi so sánh các khách sạn cùng ngưỡng giá, họ nhận thấy khách sạn của bạn có phục vụ bữa sáng kiểu Âu, phục vụ floating breakfast (khay đồ ăn tại bể bơi); 2 dịch vụ này đáp ứng được nhu cầu tìm và đặt phòng khách sạn của họ, nên tỷ lệ cao họ sẽ chọn khách sạn của bạn.
RevPAR là con số, không phản ánh động cơ đặt phòng, nhưng bạn có thể thông qua các review, feedback để hiểu vì sao du khách lại chọn khách sạn của bạn.
Tăng doanh thu và tối ưu lợi nhuận khách sạn không phải vấn đề đơn giản, sớm hoàn thành trong một sớm một chiều. Dựa vào RevPAR mà các khách sạn có thể xây dựng chiến lược phù hợp, đáp ứng mục tiêu doanh thu tổng thể. Với những nội dung được đề cập như trên đây, mong rằng bạn sẽ có những chiến lược, phương án triển khai hợp lý bên cạnh sử dụng phần mềm quản lý khách sạn để tăng doanh thu cho khách sạn của mình.