YOY trong lĩnh vực khách sạn là gì? Hãy cùng với Blue Jay PMS khám phá ngay chỉ số YOY có ý nghĩa như thế nào trong việc tối ưu doanh thu, công suất phòng và hiệu quả kinh doanh, hỗ trợ tối ưu hóa chiến lược phát triển bền vững.
YOY là gì?
YOY (Year Over Year) là thuật ngữ được sử dụng để so sánh các chỉ số kinh doanh giữa các năm với nhau. Chỉ số này không chỉ phổ biến trong lĩnh vực tài chính chứng khoán mà còn được ứng dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh khách sạn. Chỉ số này giúp đo lường mức độ hiệu quả hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Đây là một công cụ hữu ích để đánh giá tăng trưởng, nhận diện xu hướng và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh, đặc biệt trong ngành khách sạn nơi các yếu tố thời vụ (mùa cao điểm, mùa thấp điểm) có tính ảnh hưởng rất lớn.
Ý nghĩa của YOY là gì?
Theo dõi YOY (Year Over Year) giúp khách sạn đánh giá xu hướng tăng trưởng và hiệu suất theo thời gian. Điều này giúp xác định liệu khách sạn đang phát triển, duy trì hay suy giảm. Ví dụ, nếu doanh thu từ phòng trong năm 2024 tăng 10% so với năm 2023, đó là dấu hiệu tăng trưởng tốt.
Ngoài ra, so sánh hiệu suất giữa các giai đoạn tương ứng, như tháng 1 năm 2024 so với tháng 1 năm 2023, giúp loại bỏ ảnh hưởng của mùa vụ và các yếu tố biến động theo thời gian.
Dữ liệu YOY cũng hỗ trợ việc lập kế hoạch và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Nếu RevPAR giảm, khách sạn có thể cần thay đổi chiến lược giá hoặc marketing để cải thiện kết quả.
Đặc biệt, dữ liệu YOY minh bạch giúp thu hút sự chú ý của nhà đầu tư, thể hiện sự ổn định và tiềm năng phát triển của khách sạn. Cuối cùng, theo dõi tỷ lệ lấp đầy YOY giúp đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và cải thiện chiến lược quản lý doanh thu.
Cách tính YOY
Xây dựng hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu
Để theo dõi YOY hiệu quả, bạn cần sử dụng một hệ thống quản lý khách sạn hoặc công cụ phân tích dữ liệu chuyên biệt như:
- Phần mềm quản lý khách sạn (PMS): Tự động thu thập dữ liệu về đặt phòng, doanh thu, và khách hàng.
- Hệ thống quản lý doanh thu (RMS): Dự đoán xu hướng giá cả, tối ưu hóa giá phòng dựa trên các yếu tố thời vụ và nhu cầu.
- Phần mềm phân tích dữ liệu: (ví dụ: Power BI, Tableau) để trực quan hóa các chỉ số YOY.
Dữ liệu cần thu thập:
- Doanh thu theo từng ngày, tháng, quý, năm.
- Số lượng phòng bán được, số lượng phòng trống, và số lượng khách hàng.
- Dữ liệu lịch sử từ các năm trước để so sánh.
Bước thực hiện:
Bước 1: Xuất dữ liệu từ PMS hoặc công cụ theo dõi doanh thu.
Bước 2: Xác định khoảng thời gian so sánh (tháng, quý, hoặc năm).
Bước 3: Tính toán mức tăng/giảm doanh thu, tỷ lệ lấp đầy, RevPAR,... theo công thức:
Các cách theo dõi chỉ số YOY
Sử dụng Excel hoặc Google Sheets
Ở một số mô hình lưu trú không quá phức tạp có thể sử dụng các mẫu excel hoặc Google Sheets để hỗ trợ tính toán chỉ số này.
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng, không yêu cầu đầu tư ban đầu.
- Linh hoạt tùy chỉnh theo nhu cầu.
- Thích hợp cho khách sạn nhỏ hoặc quản lý thủ công.
Nhược điểm:
- Tốn nhiều thời gian nhập liệu thủ công.
- Có nguy cơ sai sót cao.
- Không tự động hóa, khó quản lý khi dữ liệu lớn.
Sử dụng phần mềm quản lý khách sạn (PMS - Property Management System)
Đối với các cơ sở lưu trú càng phức tạp thì việc sử dụng các phương pháp thủ công
Ưu điểm:
- Tự động thu thập và lưu trữ dữ liệu lịch sử.
- Cung cấp báo cáo trực quan và so sánh YOY dễ dàng.
- Tích hợp nhiều chức năng quản lý (doanh thu, đặt phòng, OTA).
Nhược điểm:
- Chi phí cao, đặc biệt với các hệ thống cao cấp.
- Yêu cầu đào tạo để sử dụng hiệu quả.
- Phụ thuộc vào tính năng có sẵn của phần mềm.
>>> Tham khảo ngay phần mềm Blue Jay PMS để hỗ trợ theo dõi và tính toán chỉ số YOY tốt hơn
Sử dụng dữ liệu do nền OTA cung cấp
Ưu điểm:
- Cung cấp báo cáo doanh thu và hiệu suất chi tiết trên từng kênh.
- Dễ theo dõi hiệu quả chiến lược giá trên các OTA.
- Hỗ trợ phân tích từng thị trường cụ thể (nội địa, quốc tế).
Nhược điểm:
- Chỉ cung cấp dữ liệu riêng lẻ cho từng kênh.
Công cụ quản lý tài chính (QuickBooks, Xero,...)
Ưu điểm:
- Theo dõi tổng quan doanh thu, lợi nhuận và chi phí YOY.
- Kết nối với các công cụ kế toán để phân tích tài chính.
- Hỗ trợ báo cáo tài chính chính xác và toàn diện.
Nhược điểm:
- Tập trung vào tài chính, không theo dõi được các chỉ số khách sạn như tỷ lệ lấp đầy hay RevPAR.
- Không phù hợp để phân tích dữ liệu đặt phòng chi tiết.
Báo cáo ngành và tổ chức bên ngoài (STR, CBRE)
>>> Tìm hiểu ngay báo cáo STR là gì? Cách theo dõi chỉ số YOY hiệu quả bằng báo cáo STR
Ưu điểm:
- Các báo cáo ngành này sẽ cung cấp góc nhìn toàn cảnh về thị trường và đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc với khách sạn của bạn.
- Hỗ trợ so sánh hiệu suất khách sạn với xu hướng thị trường.
- Đưa ra dữ liệu chuẩn để lập chiến lược kinh doanh.
Nhược điểm:
- Dữ liệu có thể không cập nhật thường xuyên.
- Chi phí mua báo cáo từ các tổ chức lớn thường cao.
- Không phù hợp cho khách sạn nhỏ lẻ hoặc độc lập.
Bảng tổng hợp ưu và nhược điểm các cách theo dõi YOY:
Công cụ |
Ưu điểm |
Nhược điểm
|
Đối tượng khách sạn phù hợp |
Excel/Google Sheets |
Dễ triển khai, không tốn chi phí |
Thủ công, dễ sai sót |
Khách sạn nhỏ |
Phần mềm PMS |
Tự động, đồng bộ dữ liệu |
Cần đào tạo, có tốn phí. |
Khách sạn vừa và lớn
|
Sử dụng dữ liệu do nền OTA cung cấp |
Dữ liệu chi tiết theo kênh |
Không đồng bộ, phụ thuộc nền tảng |
Mọi loại khách sạn
|
Công cụ quản lý tài chính (QuickBooks...) |
Quản lý doanh thu, lợi nhuận |
Không chi tiết về ngành khách sạn |
Khách sạn có bộ phận tài chính mạnh
|
Báo cáo ngành STR, CBRE,... |
So sánh với thị trường |
Tốn chi phí, thiếu tính cập nhật. |
Khách sạn muốn so sánh thị phần
|
Trên đây là bài viết chia sẽ về khái niệm, cách tính toán, theo dõi cũng như ứng dụng YOY vào trong phân tích dữ liệu và đánh giá tình hình kin doanh của khách sạn. Hy vọng bài viết này có thể mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về kinh doanh và quản lý khách sạn.