RGI là gì? Các cách cải thiện chỉ số RGI cho khách sạn

RGI (Revenue Generation Index) vốn là chỉ số quan trọng giúp các quản lý hiểu rõ về hiệu suất doanh thu của mình so với các đối thủ trên thị trường. Cùng với Blue Jay PMS tìm hiểu xem vậy RGI là gì? Cách sử dụng tính toán chỉ số này để cải thiện tình hình kinh doanh của khách sạn trong bài viết dưới đây nhé!

RGI là gì?

RGI (Revenue Generation Index), hay còn gọi là chỉ số tạo doanh thu, là một chỉ số quan trọng trong ngành khách sạn, được sử dụng để đánh giá hiệu suất doanh thu tương đối của một khách sạn so với các khách sạn trong nhóm cạnh tranh (competitive set).

rgi là gì

Công thức tính RGI

Công thức tính chỉ số RGI (Revenue Generation Index) như sau:

RGI = RevPAR của khách sạn (Hotel RevPAR) / RevPAR trung bình của thị trường cạnh tranh (Compset RevPAR)

Trong đó: 

  • RevPAR trung bình của thị trường cạnh tranh (Compset RevPAR) được tính như sau:

Compset RevPAR = Tổng doanh thu phòng của bộ đối thủ cạnh tranh / Tổng số phòng sẵn bán của đối thủ cạnh tranh. 

rgi là gì

Các chỉ số về bộ đối thủ cạnh tranh có thể lấy ở đâu?

=> Để thu thập các chỉ số trong bộ đối thủ cạnh tranh bạn có thể sử dụng các công cụ báo cáo ngành như: STR (Smith Travel Research), HotStats

Ý nghĩa và ứng dụng của RGI

Vậy ý nghĩa của RGI là gì, cách để đánh giá chỉ số: 

  • ARI = 100: Giá phòng trung bình của khách sạn bằng với giá trung bình của nhóm cạnh tranh.
  • ARI > 100: Giá phòng của khách sạn cao hơn so với các đối thủ, điều này có thể cho thấy khách sạn đang định vị ở phân khúc cao hơn hoặc có giá trị vượt trội.
  • ARI < 100: Giá phòng của khách sạn thấp hơn so với nhóm cạnh tranh, có thể do định vị ở phân khúc thấp hơn hoặc chiến lược giá cạnh tranh.

Ứng dụng RGI trong đánh giá và tối ưu hóa kinh doanh khách sạn:

  • Đánh giá hiệu suất: Nếu RGI < 100, khách sạn cần cải thiện doanh thu qua chiến lược giá, quảng cáo, hoặc nâng cấp dịch vụ.
  • Xây dựng chiến lược giá: RGI giúp kiểm tra mức giá hiện tại có phù hợp với thị trường mục tiêu và chất lượng dịch vụ. Kết hợp RGI với ADR (Giá phòng trung bình) và Occupancy Rate (Tỷ lệ lấp đầy) để tối ưu giá phòng.
  • Phân tích doanh thu: RGI được tính theo ngày, tuần, hoặc tháng, hỗ trợ nhận diện giai đoạn hiệu quả hoặc cần cải thiện.
  • Tối ưu hóa doanh thu: Kết hợp RGI với dữ liệu dự báo cầu thị trường và sự kiện địa phương để xây dựng chiến lược kinh doanh toàn diện, gia tăng lợi nhuận.

Rgi là gì?

Các cách cải thiện chỉ số RGI của khách sạn

Với một chỉ số có nhiều ứng dụng trong quản lý khách sạn thì việc cải thiện chỉ số này rất quan trọng.

Rgi là gì

Sử dụng chính sách giá linh hoạt

RGI là thước đo quan trọng để đánh giá doanh thu của khách sạn so với đối thủ. Dưới đây là các cách hiệu quả để cải thiện chỉ số này:

Tối ưu chiến lược giá

Áp dụng giá linh hoạt (dynamic pricing) dựa trên nhu cầu thị trường và đối thủ cạnh tranh. Sử dụng dữ liệu từ các sự kiện địa phương, mùa cao điểm hoặc thấp điểm để điều chỉnh giá phù hợp.

Đa dạng hóa kênh phân phối

Kết hợp các nền tảng OTA (Online Travel Agencies) để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. Khuyến khích đặt phòng trực tiếp bằng cách cung cấp ưu đãi, giảm giá, hoặc các gói dịch vụ hấp dẫn.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Cải thiện chất lượng dịch vụ và cá nhân hóa trải nghiệm để khách hàng hài lòng, quay lại nhiều lần. Tăng cường thu thập và phản hồi đánh giá tích cực trên các nền tảng như TripAdvisor hoặc Google.

Sử dụng dữ liệu để tối ưu doanh thu

Phân tích dự báo nhu cầu, lịch sử đặt phòng, và tỷ lệ lấp đầy để xác định thời điểm và chiến lược kinh doanh hiệu quả. Đầu tư vào công cụ quản lý doanh thu tích hợp AI để tối ưu hóa quyết định.

Xây dựng chương trình khách hàng trung thành

Tạo các ưu đãi đặc biệt cho khách quen, chẳng hạn như tặng điểm thưởng, nâng cấp phòng, hoặc giảm giá đặc biệt.Tăng cường kết nối với khách hàng để thúc đẩy tỷ lệ quay lại.
Kết luận: Bằng cách áp dụng những chiến lược trên, khách sạn không chỉ cải thiện RGI mà còn tăng doanh thu bền vững, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Qua bài viết Blue Jay PMS đã giúp bạn có thêm các thông tin về chỉ số RGI. Hy vọng với những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn trong quá trình quản lý và kinh doanh khách sạn vfa các mô hình lưu trú khác. Đọc thêm nhiều bài viếy hữu ích khác tại blog kinh nghiệm quản lý khách sạn của chúng tôi nhé!

Nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn của bạn bằng phần mềm quản lý toàn diện Blue Jay Pms !