STR là gì? Cách đọc báo cáo STAR hiệu quả

Trong lĩnh vực khách sạn, việc đánh giá hiệu quả hoạt động so sánh với đối thủ và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh là một công việc vô cùng quan trọng. Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi phải có số liệu thực tế từ các đối thủ cạnh tranh. Chính vì các quản lý và chủ khách sạn luôn phải cần có một công cụ để thu thấp các dữ liệu từ ngành uy tín và STR chính là một trong những công cụ đắc lực. Vậy STR là gì? STR sẽ cung cấp được cho chúng ta những số liệu gì liên quan đến bộ đối thủ (compset). Cùng Blue Jay PMS tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

STR là gì?

Báo cáo STR (Hay còn gọi là báo cóa STAR) là công cụ tiêu chuẩn giúp so sánh hiệu suất khách sạn của bạn với nhóm đối thủ cạnh tranh tương đồng, Hỗ trợ các khách sạn đánh giá hiệu quả hoạt động và tối ưu chiến lược kinh doanh. Báo cáo STR sử dụng các chỉ số KPI và dữ liệu từ nhóm đối thủ cạnh tranh (compset) do bạn lựa chọn để đánh giá hiệu suất khách sạn, giúp xác định mức độ hoạt động so với thị trường.

STR (Smith Travel Research) là tổ chức hàng đầu cung cấp dữ liệu và phân tích hiệu suất ngành khách sạn toàn cầu. Với mạng lưới 67.000 khách sạn và hơn 8 triệu phòng tại 180 quốc gia, STR cung cấp các chỉ số quan trọng như công suất, giá phòng, doanh thu và thị phần. Dữ liệu này hỗ trợ quản lý khách sạn, nhà đầu tư và chuyên gia du lịch tối ưu hóa chiến lược kinh doanh và nắm bắt xu hướng thị trường hiệu quả.

str là gì

Ứng dụng của STR vào quản lý khách sạn

STR hỗ trợ rất nhiều cho các quản lý trong công tác nghiên cứu đối thủ. Dưới đây là một số ứng dụng sử dụng dữ liệu của STR vào trong quá trình phân tích, nghiên cứu chiến lược tại các khách sạn.

So sánh hiệu suất với đối thủ (Competitive Benchmarking)

STR cung cấp dữ liệu chi tiết về các chỉ số như Occupancy (Công suất phòng), ADR (Giá phòng trung bình), và RevPAR (Doanh thu trên mỗi phòng sẵn có). Khi nghiên cứu đối thủ, khách sạn có thể:

  • So sánh công suất phòng (Occupancy): Đánh giá mức độ lấp đầy của khách sạn đối thủ và tìm cách cải thiện công suất phòng của mình trong các thời điểm cao điểm và thấp điểm.
  • So sánh ADR (Average Daily Rate): Xem mức giá phòng của đối thủ để xác định chiến lược giá phù hợp. Nếu đối thủ đang áp dụng giá thấp nhưng công suất phòng cao, khách sạn có thể thử điều chỉnh giá phòng để tăng doanh thu mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ lấp đầy.
  • Phân tích RevPAR (Revenue Per Available Room): Đánh giá doanh thu tổng thể của khách sạn so với đối thủ. Nếu RevPAR của đối thủ cao hơn, khách sạn cần cải thiện công suất và chiến lược giá để tối đa hóa doanh thu.
  • Year-Over-Year (YOY): Thông số này được hiển thị trên báo cáo STR theo thông số phần trăm thay đổi, so sánh giữa các năm hoạt động hiệu quả của khách sạn so với hoạt động của khách sạn bạn năm ngoái.

Phân tích thị trường và xu hướng

STR cung cấp thông tin chi tiết về các xu hướng theo mùa và theo khu vực, từ đó giúp khách sạn hiểu rõ nhu cầu và hành vi của khách hàng:

  • Xác định mùa cao điểm và thấp điểm: Dựa trên dữ liệu STR, khách sạn có thể nhận biết những thời điểm nào có nhu cầu cao nhất trong khu vực hoặc phân khúc khách hàng cụ thể.
  • Dự đoán nhu cầu: STR cung cấp số liệu quá khứ giúp khách sạn dự đoán nhu cầu trong tương lai, từ đó lên kế hoạch bán phòng và chiến lược khuyến mãi.
  • Phân tích sự thay đổi trong thị trường: Sử dụng dữ liệu từ STR để theo dõi sự thay đổi trong thói quen du lịch, các sự kiện lớn hoặc xu hướng ngành để điều chỉnh chiến lược bán phòng kịp thời.

Xác định các cơ hội và thách thức

  • Tìm kiếm cơ hội từ dữ liệu STR: Nếu STR chỉ ra rằng đối thủ chưa khai thác hiệu quả trong một phân khúc cụ thể (ví dụ, khách công tác hoặc du lịch dài ngày), khách sạn có thể tạo ra các gói dịch vụ đặc biệt để thu hút khách hàng từ phân khúc này.
  • Phát hiện các điểm yếu: Nếu dữ liệu STR cho thấy một đối thủ đang gặp khó khăn trong việc duy trì công suất phòng hoặc có mức ADR thấp, khách sạn có thể tìm cách cải thiện điểm yếu của đối thủ hoặc tập trung vào những điểm mạnh của mình.
  • Phân tích hiệu suất: STR cung cấp dữ liệu để so sánh hiệu suất khách sạn với các đối thủ hoặc thị trường chung.
  • Xây dựng chiến lược: Các chỉ số giúp khách sạn điều chỉnh giá phòng, chiến lược tiếp thị và tối ưu hóa doanh thu.
  • Dự báo xu hướng: STR hỗ trợ theo dõi các xu hướng trong ngành khách sạn, giúp đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu.

Báo cáo str là gì

Làm thế nào để có được báo cáo STAR cho khách sạn của bạn

Để có báo cáo STR, bạn có thể truy cập trang web STR và yêu cầu bản demo hoặc mua báo cáo. Sau khi đăng ký, bạn có thể chọn nhận báo cáo mới hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm. Sau đây là cách nhận báo cáo sao cho khách sạn theo ba bước đơn giản:

  • Bước 1: Truy cập vào website str.com.
  • Bước 2: Nhấp vào “Request a Demo” trên trang chủ.
  • Bước 3: Điền thông tin chi tiết của bạn: Sau khi nhấp vào “Yêu cầu bản demo”, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp một số thông tin cơ bản về bản thân và doanh nghiệp của bạn. STR sẽ sớm liên hệ với bạn để cung cấp bản demo và nếu mọi việc diễn ra tốt đẹp, bạn sẽ nhận được hướng dẫn để tạo tài khoản STR.
  • Bước 4: Đăng nhập và tạo báo cáo. Bản demo hoàn tất và tài khoản STR đã được tạo, bạn có thể đăng nhập, chọn gói STR của mình và bắt đầu tạo báo cáo thông qua bảng điều khiển STR.

Sau đó bạn sẽ nhận được một file báp cáo str dưới dạng PDF như sau: File báo cáo STR mẫu

Báo cáo str là gì

Cách đọc và sử dụng báo cáo STR (Báo cáo STAR khách sạn) hiệu quả

Để đọc và sử dụng báo cáo STR (còn gọi là Báo cáo STAR) một cách hiệu quả, bạn cần hiểu rõ các chỉ số chính, cấu trúc báo cáo và cách áp dụng thông tin vào chiến lược kinh doanh. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể:

Hiểu cấu trúc báo cáo của STR và các chỉ số KPI cơ bản

Báo cáo STR thường tập trung vào ba chỉ số chính:

Phân tích dữ liệu so sánh

  • Nhóm đối thủ cạnh tranh (Comp Set): Báo cáo STR thường cung cấp dữ liệu so sánh giữa khách sạn của bạn và một nhóm đối thủ cùng phân khúc.
  • Nếu Occupancy cao hơn Comp Set: Khách sạn của bạn thu hút khách tốt hơn đối thủ.
  • Nếu ADR thấp hơn Comp Set: Khách sạn cần tối ưu hóa giá phòng mà không làm mất đi lượng khách.
  • Nếu RevPAR thấp hơn Comp Set: Cần cải thiện cả công suất lẫn giá phòng để tăng hiệu quả kinh doanh.

Đọc báo cáo theo thời gian

  • Daily Report (Báo cáo hàng ngày): Theo dõi các biến động ngắn hạn, đặc biệt trong các sự kiện lớn hoặc thời điểm cao điểm.
  • Monthly Report (Báo cáo hàng tháng): Phân tích xu hướng dài hạn để lên kế hoạch cho các chiến lược marketing và giá cả.
  • Year-on-Year Report (So sánh năm qua năm): Đánh giá sự tăng trưởng hoặc thụt lùi theo thời gian, phản ánh hiệu quả kinh doanh bền vững.

Báo cáo str là gì

Mẹo sử dụng báo cáo STR để đưa ra chiến lược

Xây dựng chiến lược giá phòng

Điều chỉnh ADR: Nếu giá phòng trung bình thấp hơn đối thủ, khách sạn có thể nâng giá bằng cách tăng giá trị dịch vụ hoặc quảng bá các ưu đãi độc quyền.
Chiến lược linh hoạt: Áp dụng giá phòng khác nhau theo mùa, ngày trong tuần, hoặc thời gian lưu trú để tối ưu hóa doanh thu.

Cải thiện công suất phòng

Khai thác thời điểm thấp điểm: Nếu công suất phòng thấp trong ngày thường, hãy triển khai các gói ưu đãi, chương trình khách hàng thân thiết hoặc quảng cáo tập trung vào đối tượng khách công tác.
Tối ưu hóa kênh bán hàng: Phân tích dữ liệu STR để nhận ra kênh phân phối nào hiệu quả nhất (OTA, website trực tiếp, đại lý du lịch).

Nâng cao RevPAR

Tăng ADR mà không làm giảm Occupancy Rate: Tập trung vào chất lượng dịch vụ, tiện ích hoặc các trải nghiệm độc đáo để khách hàng sẵn sàng trả mức giá cao hơn.
Chọn phân khúc khách hàng phù hợp: Nhắm đến đối tượng khách hàng có khả năng chi trả cao như khách doanh nhân, nhóm khách hội nghị, hoặc khách lưu trú dài ngày.

Báo cáo str là gì

Báo cáo STR không chỉ là công cụ đo lường hiệu suất mà còn là cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Việc đọc hiểu và sử dụng báo cáo này đúng cách sẽ giúp khách sạn tối ưu hóa hiệu suất, nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt được mục tiêu doanh thu bền vững.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn của bạn bằng phần mềm quản lý toàn diện Blue Jay Pms !