Trong một khách sạn dù là khách sạn mini, boutique hay khu nghỉ dưỡng cao cấp việc phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận là yếu tố then chốt đảm bảo trải nghiệm của khách hàng và hiệu quả vận hành. Vậy một khách sạn vận hành gồm những bộ phận nào? Mỗi bộ phận giữ vai trò gì? Làm sao để quản lý tốt từng bộ phận? Bài viết này Bluejaypms sẽ cung cấp tổng quát cho bạn các vị trí trong khách sạn.
Tổng quan về cấu trúc các bộ phận trong khách sạn
Trong môi trường khách sạn, mỗi bộ phận đều đóng một vai trò nhất định trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ và vận hành trơn tru. Để quản lý hiệu quả, điều quan trọng là phải hiểu rõ sơ đồ tổ chức khách sạn, biết được chức năng, nhiệm vụ và mối liên kết giữa các bộ phận. Thường thì các bộ phận trong khách sạn thường được chia thành hai nhóm chính, dựa trên tính chất công việc và mức độ tiếp xúc với khách hàng:
Front of House (FOH)
Đây là các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khách lưu trú, đóng vai trò trực tiếp tạo ra trải nghiệm cho khách trong suốt thời gian lưu trú. Mỗi tương tác, từ nụ cười của lễ tân đến chất lượng bữa sáng hay căn phòng sạch sẽ, đều góp phần tạo nên ấn tượng tổng thể về khách sạn.
Bao gồm các bộ phận như:
- Lễ tân (Front Desk)
- Buồng phòng (Housekeeping)
- Ẩm thực (F&B – Food & Beverage)
- Concierge service: Bellman, doorman, bell captain,...
- Spa, hồ bơi, phòng gym và các dịch vụ bổ sung khác
-min.png)
Back of House (BOH)
Back of House (BOH) là tập hợp các phòng ban và nhân sự thực hiện các hoạt động hỗ trợ và điều hành phía sau, nhằm đảm bảo khách sạn hoạt động hiệu quả, từ tài chính, nhân sự, kỹ thuật đến chiến lược kinh doanh.
Dù không trực tiếp tiếp xúc khách, nhưng các bộ phận này đóng vai trò xương sống trong vận hành khách sạn. Họ đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru, từ tuyển dụng, bảo trì cơ sở vật chất, quản lý tài chính, cho đến lên chiến lược kinh doanh và kiểm soát doanh thu.
Bao gồm các bộ phận:
- Kỹ thuật & bảo trì
- Nhân sự (HR)
- Tài chính – kế toán
- Sales & Marketing
- Quản lý doanh thu – phân phối kênh OTA
- Ban giám đốc – quản lý tổng thể
-min.png)
Vì sao việc nắm rõ cấu trúc các bộ phận khách sạn là điều tối quan trọng?
Đối với người quản lý hoặc nhà điều hành, việc hiểu và phân tích vai trò của từng bộ phận sẽ giúp:
- Phân công công việc rõ ràng, đúng người – đúng việc
- Thiết lập quy trình vận hành mạch lạc, giảm xung đột giữa các bộ phận
- Xây dựng KPI và đánh giá hiệu quả công việc chính xác
- Phối hợp nhịp nhàng giữa FOH và BOH để nâng cao trải nghiệm khách hàng
- Tối ưu hoá nguồn lực và ứng dụng công nghệ hiệu quả hơn
Vai trò và nhệm vụ của 10 bộ phận trong khách sạn
1. Bộ phận lễ tân (Front Office)
Vai trò của lễ tân tiếp nhận khách, check-in, check-out, xử lý yêu cầu khách, quản lý đặt phòng. Tương tác với hệ thống phần mềm PMS để cập nhật tình trạng phòng và giao tiếp với các bộ phận khác. Đóng vai tò là điểm chạm đầu tiên trong hành trình khách hàng. Tương tác với hệ thống phần mềm PMS để cập nhật tình trạng phòng và giao tiếp với các bộ phận khác.
Thách thức:
- Cần quản lý thông tin real-time, tránh trùng lặp booking hay overbooking.
- Giao tiếp hiệu quả với Housekeeping và Sales để đảm bảo phòng sẵn sàng.
Để hạn chế lỗi có thể xảy ra việc thông tin phòng được đồng bộ từ một màn hình là cực kì quan trọng. Việc sử dụng phần mềm quản lý khách sạn để đồng bộ hóa dữ liệu phòng và khách hàng là giải pháp cần thiết để tối ưu quy trình cho bộ phận này.
-min.png)
2. Bộ phận buồng phòng (Housekeeping)
Bộ phận buồng phòng (Housekeeping) có vai trò cực kì quang trọng trong khách sạn nhằm đảm bảo vệ sinh phòng ở, khu vực công cộng và tiêu chuẩn phòng được duy trì. Phối hợp chặt chẽ với lễ tân về việc cập nhật trạng thái phòng: Sẵn sàng (Vacant Clean), đang dọn(CIP) , đang bảo trì (OOS),...
Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng để vận hành trơn tru và đạt hiệu quả cao nhất, cần phải xây dựng một checklist công việc chuẩn cho từng vị trí. Điều này giúp nhân viên thực hiện đúng quy trình, không bỏ sót bước nào và đảm bảo chất lượng dịch vụ đồng đều.
Bên cạnh đó, để tối ưu hóa quy trình vận hành, đặc biệt là trong việc kiểm soát và cập nhật tình trạng phòng, khách sạn nên sử dụng phần mềm tích hợp trạng thái phòng theo thời gian thực. Nhờ đó, nhân viên có thể dễ dàng nắm bắt tình trạng phòng (đang ở, đã trả, đang dọn, sẵn sàng…) và cập nhật thay đổi trạng thái kịp thời chỉ với vài thao tác. Việc này không chỉ giúp phối hợp công việc hiệu quả giữa các bộ phận (lễ tân, buồng phòng, kỹ thuật...), mà còn góp phần nâng cao trải nghiệm khách hàng và hạn chế tối đa sai sót trong vận hành.
-min.png)
3. Bộ phận kỹ thuật (Engineering / Maintenance)
Nhiệm vụ của bộ phận kỹ thuật là đảm bảo vận hành hệ thống điện, nước, máy lạnh, an ninh, PCCC. Phản ứng nhanh khi có sự cố từ các bộ phận khác gửi về. Ở một số khách sạn lớn việc thông tin kịp thời đến bộ phận kỹ thuật là điều vô cùng cần thiết, bởi có những sự cố chỉ cần chậm trễ vài phút cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng tổn hại đến danh tiếng và tài sản của khách sạn.
Vì vậy để đảm bảo bộ phận này luôn nhận được thông tin một cách nhanh chóng cần tíc hợp hệ thống ticket hỗ trợ kỹ thuật nội bộ vào PMS. Lập lịch bảo trì định kỳ bằng CMMS (Computerized Maintenance Management System) nếu cần thiết.
-min.png)
4. Bộ phận ẩm thực (F&B – Food & Beverage)
Không phải khách sạn nào cũng có bộ phận ẩm thực đầy đủ, tuy nhiên với các khách sạn từ quy mô trung bình trở lên, đây là một bộ phận quan trọng, chịu trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu và phục vụ món ăn, đồ uống cho các khu vực như: nhà hàng chính, quầy bar, bếp, dịch vụ phục vụ tại phòng (room service), và catering.
Thường được chia nhỏ thành các đội chuyên trách như: Phục vụ (Service), Bếp nóng (Hot kitchen), Bếp nguội (Cold kitchen), Thu ngân (Cashier), Kho nguyên liệu, pha chế, rửa ly, chén,... tùy quy mô khách sạn.
Bộ phận F&B trong khách sạn thường gặp một số vấn đề nổi cộm như: Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu, giao tiếp giữa nhân viên phục vụ và bếp, oder sai,... Nên tích hợp thêm máy POS với PMS để hạn chế sai sót giữa các bộ phận. Với các khách sạn có cung cấp dịch vụ catering, rủi ro còn đến từ việc thiếu checklist chuẩn cho từng loại tiệc, dễ dẫn đến thiếu sót trong khâu chuẩn bị và tổ chức.
-min.png)
5. Bộ phận kinh doanh & Marketing (Sales & Marketing)
Vai trò của bộ phận này cực kì quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của khách sạn. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là tìm kiếm khách hàng, xây dựng mối quan hệ B2B (corporate, travel agency), quảng bá thương hiệu. Bên cạnh đó đây cũng chính là bộ phận thiết lập chính sách giá bán cho khách sạn, phối hợp với Revenue Manager để tối ưu doanh thu. Ngoài ra bộ phận này cần thành thạo trong việc phân tích hành vi của khách hàng bằng dữ liệu CRM, điều phối giá trên các kênh OTA như: booking, agoda, traveloka,...
-min.png)
6. Bộ phận tài chính – kế toán (Accounting)
Bộ phận tài chính – kế toán đóng vai trò trọng yếu trong việc quản lý dòng tiền, đối soát hóa đơn, theo dõi công nợ của khách hàng, đối tác và nhà cung cấp. Bộ phận này cần phối hợp chặt chẽ với Front Office và F&B để đảm bảo số liệu doanh thu được khớp chính xác, tránh sai lệch giữa các phòng ban. Trong xu hướng số hóa hiện nay, việc tích hợp hệ thống kế toán với phần mềm PMS và POS giúp đồng bộ dữ liệu tự động, giảm thao tác thủ công và hạn chế sai sót. Đồng thời, khả năng quản lý báo cáo tài chính theo thời gian thực cũng giúp ban lãnh đạo dễ dàng theo dõi tình hình tài chính và đưa ra quyết định nhanh, chính xác hơn.
-min.png)
7. Bộ phận nhân sự (Human Resources)
Bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất và xây dựng văn hóa dịch vụ trong khách sạn. Ngoài ra, bộ phận còn thiết lập lịch làm việc và ca kíp linh hoạt, phù hợp với mùa vụ và nhu cầu thực tế. Để tối ưu hiệu quả quản lý nhân sự, nhiều khách sạn đã ứng dụng công nghệ với hệ thống HRM tích hợp PMS, giúp theo dõi giờ công và năng suất làm việc của nhân viên theo từng bộ phận một cách chính xác. Đồng thời, việc triển khai nền tảng E-learning nội bộ giúp rút ngắn thời gian onboarding, nâng cao kỹ năng cho nhân viên mới nhanh chóng và hiệu quả hơn.
-min.png)
8. Bộ phận an ninh (Security)
Vai trò của bộ phận an ninh trong khu vực:
- Đảm bảo an toàn cho khách hàng và tài sản của khách sạn và an toàn của nhân viên nhân viên.
- Đảm nhiệm vai trò kiểm soát người ra vào, giám sát camera, báo cháy, xử lý tình huống khẩn cấp.
Xu hướng hiện đại:
- Sử dụng hệ thống kiểm soát ra vào bằng thẻ từ / khuôn mặt.
- Tích hợp với phần mềm quản lý để log mọi hoạt động di chuyển quan trọng.
-min.png)
9. Bộ phận điều hành chung (General Management)
Đây là bộ phận có vai trò cực kì quan trọng, là trung tâm:
- Ra quyết định, thiết lập chính sách, giám sát toàn bộ vận hành.
- Phân tích dữ liệu tổng hợp từ tất cả các bộ phận.
Gợi ý:
- Ứng dụng Dashboard quản trị tổng hợp, từ báo cáo công suất, doanh thu, chi phí, tỷ lệ hài lòng khách hàng.
- Thiết lập BSC – Balanced Scorecard cho từng bộ phận, đo hiệu suất theo mục tiêu chiến lược.
- Mối liên kết giữa các bộ phận: Chìa khóa nâng cao trải nghiệm khách hàng
- Mỗi bộ phận không tồn tại độc lập, mà là một mắt xích trong hệ sinh thái vận hành khách sạn.
Ví dụ:
Một khách muốn đặt bữa sáng lên phòng → Lễ tân ghi nhận → Gửi xuống Bếp → Phối hợp Buồng Phòng chuẩn bị khay đựng → Gửi đơn cho F&B phục vụ → Hóa đơn chuyển về Kế toán.
-min.png)
Câu hỏi thường gặp (FAQ)
1. Một khách sạn nhỏ có cần đầy đủ các bộ phận như trên không?
Không cần, nhưng các chức năng vẫn phải được thực hiện – có thể gộp bộ phận lại tùy theo quy mô.
2. Nên ưu tiên đầu tư công nghệ vào bộ phận nào trước?
Lễ tân và buồng phòng là hai bộ phận tiếp xúc khách nhiều nhất – nên đầu tư phần mềm hỗ trợ trước.
3. Làm sao để các bộ phận phối hợp hiệu quả hơn?
Tăng cường giao tiếp liên phòng ban qua hệ thống công nghệ, thiết lập quy trình SOP rõ ràng và đào tạo định kỳ.
Hiểu rõ và quản trị hiệu quả các bộ phận trong khách sạn không chỉ giúp vận hành trơn tru mà còn là nền tảng tạo nên trải nghiệm khách hàng vượt mong đợi. hãy cùng tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích khác tại blog kiến thức quản lý khách sạn của Bluejaypms.