Hometel là gì? Có nên đầu tư kinh doanh hometel không?

Hometel là gì? Có nên đầu tư vào mô hình lưu trú mới này không? Trong bài viết này hãy cùng với Blue Jay PMS tìm hiểu về khái niệm, ưu nhược điểm khi kinh doanh mô hình hometel, các yếu tố quan trọng khi vận hành, cũng như cách tối ưu quản lý và doanh thu để đạt hiệu quả cao nhất. 

Hometel là gì?

Hometel là mô hình kết hợp giữa home (nhà ở) và hotel (khách sạn), cung cấp không gian lưu trú đầy đủ tiện nghi như căn hộ nhưng đi kèm các dịch vụ chuyên nghiệp của khách sạn.

Đặc điểm của mô hình Hometel:

  • Không gian giống căn hộ: Có phòng khách, bếp, phòng ngủ, phù hợp cho nhóm bạn, gia đình hoặc khách ở dài hạn.
  • Dịch vụ như khách sạn: Lễ tân, dọn phòng, an ninh, hồ bơi, gym,… tương tự khách sạn cao cấp.
  • Vận hành linh hoạt: Chủ đầu tư có thể kinh doanh dạng cho thuê ngắn ngày (Airbnb, OTA) hoặc dài ngày.

Ưu điểm của mô hình Hometel

  • Kết hợp giữa sự thoải mái và dịch vụ chuyên nghiệp

Khách hàng sẽ trải nghiệm không gian thoải mái và tiện nghi như trong căn hộ, với đầy đủ bếp và phòng khách, lý tưởng cho các gia đình hoặc nhóm bạn. Dù vậy, dịch vụ vẫn đầy đủ như khách sạn, bao gồm dọn phòng, an ninh và lễ tân, mang lại sự yên tâm và thoải mái tối đa cho khách lưu trú.

  • Tối ưu công suất phòng, đa dạng nguồn khách

Dịch vụ cho thuê linh hoạt, có thể theo ngày, tuần hoặc tháng, giúp tối ưu hóa công suất phòng và doanh thu. Điều này thu hút được nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, từ khách du lịch, doanh nhân công tác dài ngày, đến những khách thuê lưu trú lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

>>> Xem ngay các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến công suất phòng khách sạn

  • Giá cả cạnh tranh, hấp dẫn hơn khách sạn

So với khách sạn cùng phân khúc, Hometel thường có mức giá hợp lý hơn nhờ vào mô hình tối ưu chi phí vận hành. Khách thuê dài ngày thường nhận được ưu đãi giá tốt hơn, không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tạo động lực cho khách quay lại sử dụng dịch vụ, nâng cao tỷ lệ khách hàng trung thành.

  • Kênh bán linh hoạt, không phụ thuộc vào OTA

Ngoài việc khai thác qua các OTA như Booking, Airbnb, Agoda, chủ hometel còn có thể tự xây dựng và khai thác thông qua website riêng, mạng xã hội hoặc hợp tác với các công ty lữ hành. Điều này giúp mở rộng kênh phân phối và tiếp cận khách hàng trực tiếp. Đồng thời, việc tận dụng hình thức cho thuê dài hạn không chỉ giúp gia tăng nguồn doanh thu mà còn đảm bảo sự ổn định về tài chính cho chủ hometel.

  • Chi phí vận hành thấp hơn khách sạn truyền thống

Hometel không yêu cầu số lượng nhân sự lớn như các khách sạn quy mô lớn, giúp giảm chi phí vận hành. Ngoài ra, mô hình này dễ dàng áp dụng công nghệ tự động hóa như khóa cửa thông minh, check-in online và phần mềm quản lý, giúp tối ưu hóa quy trình vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng và giảm bớt công việc thủ công.

Nhược điểm của mô hình Hometel

Mô hình Hometel (Home + Hotel) đang ngày càng phổ biến vì sự kết hợp giữa không gian sống tiện nghi như căn hộ và dịch vụ chuyên nghiệp như khách sạn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế hấp dẫn, Hometel cũng có những thách thức riêng.

  • Khó quản lý dịch vụ & vận hành chuyên nghiệp

Nếu không có hệ thống quản lý hiệu quả, các quy trình như dọn phòng, bảo trì và chăm sóc khách hàng có thể bị chậm trễ, ảnh hưởng đến trải nghiệm lưu trú. Để tối ưu vận hành, chủ hometel nên sử dụng phần mềm quản lý đặt phòng (PMS), giúp kiểm soát công suất phòng, tự động hóa quy trình và đảm bảo chất lượng dịch vụ một cách nhất quán.

  • Không có thương hiệu mạnh như khách sạn

Hometel thường gặp thách thức về nhận diện thương hiệu do mô hình hoạt động phân tán, không có chuỗi đồng bộ như các khách sạn lớn. Điều này khiến việc xây dựng uy tín và lòng tin với khách hàng trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, hometel phụ thuộc nhiều vào đánh giá của khách hàng trên các OTA. Những phản hồi tiêu cực có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ đặt phòng và doanh thu. Do đó, việc duy trì chất lượng dịch vụ, quản lý phản hồi khách hàng kịp thời và khai thác thêm các kênh bán hàng trực tiếp là điều cần thiết để giảm thiểu rủi ro.

  • Chịu rủi ro từ khách thuê dài hạn

Nếu áp dụng mô hình cho thuê dài hạn, chủ hometel có thể đối mặt với rủi ro khách hàng chậm thanh toán, quá hạn hoặc hủy hợp đồng đột xuất, dẫn đến thất thoát doanh thu.

Để hạn chế rủi ro, cần có hợp đồng thuê rõ ràng với các điều khoản chi tiết về thời gian thuê, phương thức thanh toán và trách nhiệm của hai bên. Đồng thời, áp dụng chính sách đặt cọc hợp lý giúp đảm bảo cam kết từ khách thuê, giảm thiểu các trường hợp hủy hợp đồng gây ảnh hưởng đến dòng tiền và công suất khai thác.

  • Khó kiểm soát an ninh & tài sản

Do có nhiều khách thuê ngắn hạn, hometel có thể đối mặt với rủi ro mất tài sản, hư hỏng nội thất hoặc các vấn đề an ninh khác.

Để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro, cần triển khai các biện pháp bảo vệ như hệ thống camera giám sát, khóa cửa thông minh và nhân viên an ninh hoạt động 24/7. Ngoài ra, có thể áp dụng các chính sách đặt cọc hoặc quy định rõ ràng trong hợp đồng thuê nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của khách lưu trú.

  • Không phù hợp với mọi khách hàng

Một số khách du lịch vẫn ưu tiên dịch vụ full-service của khách sạn, nơi họ được phục vụ trọn gói thay vì phải tự nấu ăn hay tự dọn dẹp khi lưu trú tại hometel.

Bên cạnh đó, hometel thường không có nhà hàng hay buffet sáng như khách sạn, điều này có thể làm giảm sức hấp dẫn với nhóm khách thích sự tiện lợi và trải nghiệm dịch vụ cao cấp. Để khắc phục, chủ hometel có thể hợp tác với các nhà hàng gần đó, cung cấp dịch vụ giao bữa sáng hoặc setup mini-bar với đồ ăn nhẹ để tăng giá trị dịch vụ.

Tiềm năng và thách thức từ góc nhìn thị trường

Hometel là mô hình kết hợp giữa homestay & hotel, cung cấp không gian như căn hộ nhưng có dịch vụ khách sạn. Đây là phân khúc tiềm năng nhưng cũng đi kèm nhiều thách thức.

  • Tăng trưởng nhu cầu lưu trú dài ngày

Du lịch quốc tế phục hồi mạnh mẽ: Khách nước ngoài thích không gian rộng rãi, đầy đủ tiện nghi hơn so với phòng khách sạn tiêu chuẩn.

Người đi công tác, chuyên gia nước ngoài: Cần chỗ ở dài hạn có tính ổn định, nhưng vẫn muốn trải nghiệm dịch vụ tiện lợi như khách sạn.

Nhóm khách gia đình, nhóm bạn: Cần không gian riêng tư, bếp nấu ăn, phòng khách chung – điều mà khách sạn truyền thống không đáp ứng tốt.

  • Linh hoạt giữa ngắn hạn & dài hạn

Hometel có lợi thế linh hoạt khi có thể cho thuê theo ngày như khách sạn hoặc theo tháng như căn hộ dịch vụ. Mô hình này giúp tối ưu doanh thu bằng cách cân bằng giữa khách ngắn hạn và dài hạn, đồng thời giảm rủi ro trước những biến động của thị trường. Khi du lịch cao điểm, hometel có thể tập trung khai thác khách thuê ngắn ngày để tối đa hóa lợi nhuận. Ngược lại, vào mùa thấp điểm, cho thuê dài hạn giúp duy trì dòng tiền ổn định và giảm tỷ lệ phòng trống.

Các nền tảng như Airbnb, Booking.com, Agoda giúp hometel tiếp cận khách hàng nhanh chóng mà không cần đầu tư quá nhiều vào marketing. Nhờ đó, chủ hometel có thể khai thác nguồn khách đa dạng mà không phải xây dựng hệ thống phân phối từ đầu.

Tuy nhiên, để tối ưu hiệu suất vận hành, việc kết hợp với phần mềm quản lý đặt phòng (PMS) là rất quan trọng. PMS giúp tự động hóa quy trình, đồng bộ hóa đặt phòng từ nhiều kênh OTA, quản lý giá linh hoạt và tối ưu công suất khai thác, giảm thiểu sai sót trong vận hành.

  • Tiềm năng sinh lời cao

So với khách sạn truyền thống, hometel có chi phí vận hành thấp hơn nhờ mô hình tối giản nhân sự, không cần lễ tân 24/7 và có thể linh hoạt trong dịch vụ dọn phòng. Điều này giúp giảm đáng kể chi phí cố định mà vẫn đảm bảo trải nghiệm khách hàng.

Ngoài ra, hometel có lợi thế hơn so với căn hộ cho thuê dài hạn nhờ khả năng điều chỉnh giá theo mùa vụ. Khi nhu cầu tăng cao, giá thuê có thể được điều chỉnh linh hoạt để tối ưu lợi nhuận, giúp tỷ suất sinh lời cao hơn so với mô hình căn hộ truyền thống có giá cố định theo hợp đồng dài hạn.

 So sánh Hometel và Condotel – Đâu là lựa chọn đầu tư tốt hơn?

Hometel và Condotel đều là các mô hình kết hợp giữa bất động sản và kinh doanh lưu trú. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt lớn về cách vận hành, khả năng sinh lời, và tính pháp lý. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết để giúp bạn đánh giá lựa chọn phù hợp hơn.

Tiêu chí    Hometel Condotel
Khái niệm Căn hộ có tiện ích như khách sạn nhưng chủ sở hữu tự quản lý khai thác (hoặc thuê đơn vị vận hành).

Căn hộ khách sạn, bắt buộc phải do chủ đầu tư hoặc đơn vị vận hành quản lý cho thuê.

Quyền sở hữu Thường có sổ hồng lâu dài như căn hộ truyền thống.

Chỉ có hợp đồng sở hữu 50 năm, không có sổ hồng lâu dài.

Mô hình khai thác  Chủ sở hữu toàn quyền cho thuê theo ngày, tháng hoặc năm, tự do quyết định giá cả.

Chủ đầu tư cam kết chia sẻ doanh thu hoặc lợi nhuận cố định theo hợp đồng (thường 8% - 12%/năm).

Tính linh hoạt Có thể dùng để ở lâu dài hoặc cho thuê.

Chỉ có thể dùng để cho thuê, không thể đăng ký hộ khẩu để ở lâu dài.

Khả năng sinh lời Doanh thu dao động theo công suất phòng và khả năng vận hành.

Doanh thu cố định theo cam kết của chủ đầu tư, nhưng có rủi ro nếu chủ đầu tư không trả đúng cam kết.

Cách tối ưu lợi nhuận hometel

Ứng dụng công nghệ giúp tăng lợi nhuận

  • Phần mềm quản lý khách sạn (PMS): Giúp tự động hóa đặt phòng, tối ưu công suất.
  • Channel Manager: Quản lý nhiều kênh đặt phòng (Airbnb, Agoda, Booking.com…) cùng lúc.
  • Khóa thông minh & Self Check-in: Giúp giảm chi phí nhân sự.

Định hướng khách hàng tiềm năng để tối ưu công suất

  • Khách doanh nhân & chuyên gia nước ngoài: Đảm bảo dòng tiền ổn định.
  • Khách gia đình & nhóm bạn: Sẵn sàng trả giá cao hơn để có không gian riêng tư.
  • Khách du lịch quốc tế: Chấp nhận mức giá cao hơn nếu trải nghiệm tốt.

Tối ưu giá linh hoạt theo mùa

  • Mùa cao điểm (Tết, hè, lễ hội…): Đẩy giá lên 30 - 50%.
  • Mùa thấp điểm: Giảm giá nhẹ hoặc chuyển sang cho thuê dài hạn.

Trên đây là bài viết cùng cấp các thông tin tổng quan về mô hình hometel hy vọng với những thông tin mà Blue Jay PMS cung cấp sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn về kinh doanh và vận hành mô hình này. Cùng tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị khác về quản lý khách sạn tại blog của chúng tôi nhé!

Nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn của bạn bằng phần mềm quản lý toàn diện Blue Jay Pms !