Tổng hợp các dịch vụ trong khách sạn phổ biến

Dịch vụ không chỉ là yếu tố cốt lõi tạo nên trải nghiệm lưu trú, mà còn là cơ hội để khách sạn gia tăng doanh thu thông qua chiến lược bán chéo (cross-sell) một cách thông minh. Hiểu đơn giản, dịch vụ bổ sung là những tiện ích ngoài dịch vụ lưu trú cơ bản như: spa, giữ hành lý, giặt ủi, đưa đón sân bay, ăn uống tại phòng, tour tham quan,... Những dịch vụ này nếu được thiết kế hợp lý sẽ không chỉ giúp nâng tầm trải nghiệm mà còn góp phần tăng tổng doanh thu trên mỗi phòng (RevPAR), doanh thu trên mỗi khách hàng (RevPAC) một cách hiệu quả. Đặc biệt, trong những giai đoạn thấp điểm, việc tận dụng các dịch vụ bổ sung một cách linh hoạt còn giúp khách sạn bù đắp phần doanh thu thiếu hụt từ phòng, đồng thời giữ chân khách lâu hơn và gia tăng tỷ lệ quay lại.

Tuy nhiên, để khai thác tốt tiềm năng doanh thu từ các dịch vụ bổ sung thì việc lựa chọn và kết hợp các dịch vụ bổ sung phù hợp với mô hình vận hành, quy mô và đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp cơ sở lưu trú khai thác tối đa giá trị từ mỗi lượt lưu trú. 

Cùng Blue Jay PMS khám phá các loại dịch vụ trong khách sạn và cách ứng dụng công nghệ để tối ưu vận hành ngay từ hôm nay!

1. Dịch vụ chuẩn bị phòng buổi tối (Turndown Service)

Turndown service là dịch vụ chuẩn bị phòng vào buổi tối cho khách, thường bao gồm: dọn lại giường, gấp chăn gọn gàng, điều chỉnh ánh sáng, mở nhạc nhẹ, chuẩn bị dép ngủ và đặt nước/uống nhẹ đầu giường. Dịch vụ này tạo cảm giác thư giãn, chu đáo trước khi khách đi ngủ. Dịch vụ này giúp nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa, gia tăng nhận diện thương hiệu cao cấp.

Dịch vụ này sẽ phù hợp và nên khai thác ở các mô hình:

  • Khách sạn 4-5 sao
  • Resort cao cấp
  • Mô hình nghỉ dưỡng cho cặp đôi hoặc khách VIP

2. Dịch vụ tận phòng (Room service)

Dịch vụ tận phòng (Room Service) là hình thức phục vụ món ăn, đồ uống hoặc tiện ích khác (khăn, nước, vật dụng...) theo yêu cầu trực tiếp từ phòng khách. Đây là một trong những dịch vụ đặc trưng của ngành khách sạn, thể hiện mức độ chuyên nghiệp và khả năng cá nhân hóa trải nghiệm.

Room service thường vận hành theo khung giờ cố định, có menu riêng và quy trình phục vụ tiêu chuẩn (đặt món – xác nhận – chế biến – giao – ký nhận). Một số khách sạn cao cấp còn cung cấp dịch vụ 24/7 hoặc thực đơn theo mùa/lịch cá nhân.

Các mô hình lưu trú thường cung cấp room service:

  • Khách sạn 4–5 sao
  • Khu nghỉ dưỡng cao cấp (resort)
  • Căn hộ dịch vụ hạng sang (serviced apartment)

Lợi ích đối với doanh thu và trải nghiệm khách:

  • Tăng doanh thu từ dịch vụ ăn uống mà không cần mở rộng không gian nhà hàng
  • Gia tăng sự hài lòng khi khách muốn dùng bữa riêng tư, tiện lợi, đặc biệt trong các khung giờ muộn
  • Nâng tầm hình ảnh thương hiệu, đặc biệt khi kết hợp menu phong phú và quy trình phục vụ chuẩn chỉ

3. Dịch vụ giặt ủi (Laundry)

Dịch vụ giặt ủi là tiện ích hỗ trợ khách lưu trú làm sạch, sấy khô hoặc ủi quần áo trong thời gian ở khách sạn. Đây là một dịch vụ bổ sung quen thuộc, đặc biệt quan trọng với khách công tác, khách dài ngày hoặc khách cao cấp.

Dịch vụ này phổ biến tại các mô hình lưu trú như: khách sạn 3–5 sao, căn hộ dịch vụ (serviced apartment), khu nghỉ dưỡng (resort), homestay hoặc villa cao cấp có nhân viên tiếp tân, và đặc biệt là các khách sạn phục vụ nhóm khách MICE hoặc khách quốc tế như Nhật, Hàn – vốn có tiêu chuẩn cao về tiện ích trong kỳ nghỉ hoặc công tác.

Lợi ích đối với doanh thu và trải nghiệm khách:

  • Tăng doanh thu từ các dịch vụ cộng thêm.
  • Tăng mức độ hài lòng, đặc biệt với nhóm khách yêu cầu cao.
  • Là điểm phân biệt giữa khách sạn tầm trung và cao cấp nếu được đầu tư chỉn chu.

4. Wake-up call service

Wake-up call là dịch vụ gọi điện đánh thức khách tại thời điểm họ yêu cầu, thường được thực hiện bởi lễ tân hoặc hệ thống tổng đài tự động. Đây là một dịch vụ nhỏ nhưng mang tính cá nhân hóa cao, đặc biệt hữu ích với khách có lịch trình cố định vào sáng sớm như chuyến bay, họp, tour...

Các mô hình lưu trú thường cung cấp dịch vụ này:

  • Khách sạn 3 sao trở lên
  • Khách sạn phục vụ khách công tác, khách quốc tế
  • Khu nghỉ dưỡng có tour sáng sớm hoặc dịch vụ shuttle

5. Dịch vụ trông trẻ (Babysitter)

Dịch vụ trông trẻ là tiện ích cung cấp người chăm sóc trẻ tại phòng hoặc khu vực riêng trong khách sạn, giúp phụ huynh yên tâm tận hưởng thời gian riêng (dùng bữa, spa, hội họp...). Nhân viên trông trẻ thường được đào tạo kỹ năng cơ bản và có kinh nghiệm. Việc cung cấp dịch vụ này giúp giữ chân khách lâu hơn tại khách sạn, tăng doanh thu từ dịch vụ.

6. Nhà hàng buffet/bàn gọi món (Buffet & À la carte Restaurant)

Nhà hàng là dịch vụ F&B chính trong khách sạn, cung cấp bữa sáng, trưa, tối theo hình thức buffet hoặc gọi món (à la carte). Một số khách sạn còn kết hợp cả hai, tùy thời điểm trong ngày hoặc đối tượng khách. Nếu khai thác hiệu quả dịch vụ này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, như:

  • Tăng doanh thu trực tiếp từ F&B.
  • Gia tăng tỷ lệ khách ở lại khách sạn dùng bữa, tăng chỉ số spend per guest.
  • Là điểm nổi bật nếu có món đặc sản địa phương hoặc phong cách ẩm thực riêng.

7. Quầy bar, cà phê, lounge

Đây là khu vực phục vụ đồ uống có cồn và không cồn (rượu, cocktail, cà phê...), thường nằm ở sảnh, gần hồ bơi hoặc tầng cao. Lounge có thể tích hợp bar và không gian thư giãn, gặp gỡ. Một số khách sạn còn có sky bar, pool bar hoặc executive lounge cho khách VIP. Đây là loại dịch vụ thường xuất hiện tại các khách sạn 4–5 sao, resort, boutique hotel, city hotel,... nói chung là những mô hình lưu trú chú trọng vào việc tạo điểm nhấn trải nghiệm và nâng cao giá trị cảm nhận cho khách hàng.

Dịch vụ này sẽ đem lại nhiều lợi ích, như:

  • Tăng doanh thu từ dịch vụ đồ uống và phục vụ theo giờ (happy hour, night service)
  • Là không gian gia tăng trải nghiệm, kéo dài thời gian lưu trú tại khách sạn
  • Góp phần định vị thương hiệu – đặc biệt khi thiết kế không gian đẹp, có bản sắc

8. Dịch vụ ăn uống tại phòng (In-room dining)

In-room dining là hình thức khách gọi món ăn, đồ uống và được phục vụ tận phòng. Khác với room service đơn thuần, in-room dining thường có thực đơn riêng, trình bày đẹp, phục vụ chuyên nghiệp như nhà hàng.

Thường xuất hiện trong các mô hình:

  • Khách sạn 4–5 sao
  • Căn hộ dịch vụ, resort cao cấp
  • Khách sạn phục vụ khách VIP hoặc nhóm khách nghỉ dưỡng riêng tư

Lợi ích mà In-room dining mang lại:

  • Tăng doanh thu từ F&B mà không cần mở rộng không gian nhà hàng.
  • Tạo cảm giác tiện nghi, riêng tư, nhất là với khách cao cấp hoặc cặp đôi.
  • Góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu nếu được trình bày chỉn chu.

9. Mini-bar tại phòng

Mini-bar là tủ lạnh nhỏ được đặt sẵn trong phòng, chứa đồ uống, snack, nước đóng chai hoặc rượu mini. Khách có thể sử dụng bất kỳ lúc nào và được tính phí theo từng món đã dùng. Một số khách sạn áp dụng mô hình miễn phí một phần (như nước suối), còn đồ khác sẽ tính phí.

Lợi ích đối với vận hành & doanh thu:

  • Tăng doanh thu trên mỗi phòng từ các món hàng tiêu chuẩn có biên lợi nhuận cao.
  • Tạo cảm giác tiện nghi, chu đáo, giúp khách không cần rời phòng.
  • Khi được quản lý bằng phần mềm PMS hoặc cảm biến điện tử, giúp giảm sai sót và thất thoát trong quá trình kiểm kê.

>>> Xem ngay: Top các phần mềm quản lý khách sạn tốt nhất hiện nay <<<

10. Dịch vụ Banquet

Banquet là dịch vụ tổ chức các buổi tiệc, sự kiện tại khách sạn như: tiệc cưới, sinh nhật, gala dinner, họp mặt doanh nghiệp... Khách sạn thường có phòng sự kiện, gói dịch vụ trọn gói (âm thanh, ánh sáng, trang trí, thực đơn...).

Mô hình lưu trú nào nên khai thác dịch vụ bổ sung này:

  • Khách sạn 3–5 sao có phòng tiệc hoặc sảnh lớn
  • Khu nghỉ dưỡng tổ chức đám cưới, sự kiện ngoài trời
  • Khách sạn trong đô thị lớn phục vụ khách MICE

Lợi ích:

  • Tăng doanh thu ngoài lưu trú (F&B, thuê không gian, dịch vụ kèm. theo)
  • Tối ưu công suất vào mùa thấp điểm nếu thu hút được nhóm MICE.
  • Tạo giá trị thương hiệu khi tổ chức thành công các sự kiện lớn.

11. Dịch vụ giữ hành lý (Luggage storage)

Dịch vụ giữ hành lý cho phép khách gửi lại hành lý trước giờ check-in hoặc sau khi check-out để tiếp tục tham quan hoặc làm việc mà không phải mang theo đồ cồng kềnh. Dịch vụ này thường miễn phí và do lễ tân hoặc bellman đảm nhận.

Dịch vụ giữ hành lý là một tiện ích nhỏ nhưng hiện diện ở hầu hết các mô hình lưu trú. Dù không trực tiếp tạo ra doanh thu, đây lại là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao trải nghiệm khách hàng. Việc chủ động hỗ trợ giữ hành lý giúp khách cảm thấy được quan tâm, từ đó tăng mức độ hài lòng và khả năng quay lại hoặc giới thiệu cho người khác.

12. Dịch vụ đưa đón sân bay

Dịch vụ đưa đón sân bay là hình thức khách sạn cung cấp xe (hoặc hợp tác với đơn vị vận tải) để đón/trả khách tại sân bay. Có thể là xe riêng, shuttle theo lịch hoặc gói đi kèm trong booking. Thường xuất hiện ở các mô hình khách sạn 5 sao, resort xa trung tâm, khách quốc tế, khách đoàn,...

13. Đặt taxi, thuê xe

Dịch vụ này giúp khách dễ dàng gọi taxi, thuê xe máy, ô tô tự lái hoặc có lái thông qua khách sạn. Nhân viên lễ tân hoặc concierge sẽ hỗ trợ tìm phương tiện phù hợp, đảm bảo an toàn và minh bạch giá cả.

Lợi ích khi khách sạn khai thác thêm dịch vụ này:

  • Dịch vụ này giúp tăng tiện ích, tiết kiệm thời gian cho khách từ đó nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
  • Có thể thu hoa hồng từ đối tác vận tải (nếu liên kết ngoài)

14. Dịch vụ concierge (đặt tour, vé, nhà hàng,…)

Concierge là dịch vụ hỗ trợ khách đặt tour, vé tham quan, nhà hàng, phương tiện di chuyển, hoặc cung cấp thông tin địa phương. Nhân viên concierge là người am hiểu nhu cầu khách, có kỹ năng giao tiếp tốt và kết nối đa dạng đối tác dịch vụ bên ngoài. Dịch vụ concierge mang lại nhiều lợi ích như:

  • Tăng trải nghiệm cá nhân hóa, giúp khách khám phá điểm đến thuận tiện hơn.
  • Gia tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách tại điểm đến.
  • Là nguồn doanh thu gián tiếp (commission, upsell) nếu có hệ thống liên kết tốt.

15. Dịch vụ spa, massage, xông hơi

Dịch vụ spa là hình thức chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho khách lưu trú, bao gồm: massage thư giãn, xông hơi, chăm sóc da, body, foot massage... Một số khách sạn kết hợp với các thương hiệu spa chuyên nghiệp hoặc vận hành in-house. Những dịch vụ này sẽ giúp cơ sở lưu trú/ khách sạn của bạn:

  • Tăng doanh thu trực tiếp từ dịch vụ có biên lợi nhuận cao.
  • Nâng cao hình ảnh thương hiệu, giữ chân khách dài ngày.
  • Hỗ trợ bán gói combo phòng và spa, đặc biệt cho cặp đôi, khách nữ.

16. Phòng gym, yoga hoặc thiền

Đây là các tiện ích giúp khách duy trì lối sống khỏe mạnh trong thời gian lưu trú. Gym thường miễn phí, còn lớp yoga, thiền có thể được tổ chức theo giờ hoặc theo gói. Dịch vụ này đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe chủ động. Các dịch vụ này phổ biến ở các mô hình như: Căn hộ dịch vụ, resort, wellness retreat, ecolodge,...  

Những tiện ích này mang lại những lợi ích cực kỳ tích cực trong dài hạn:

  • Tăng giá trị cảm nhận dịch vụ mà không nhất thiết phải thu phí.
  • Là điểm khác biệt trong marketing với nhóm khách trẻ, hiện đại.
  • Gia tăng thời gian lưu trú, giảm tỉ lệ hủy đặt.

17. Khu vui chơi trẻ em

Khu vui chơi trẻ em là không gian riêng trong khách sạn được thiết kế dành cho các bé, thường được trang bị đồ chơi, sách truyện, trò chơi vận động, và các hoạt động sáng tạo phù hợp với lứa tuổi. Nhiều nơi còn tổ chức các chương trình theo giờ, có nhân viên hướng dẫn hoặc trông trẻ, thậm chí là các lớp học mini như vẽ tranh, làm bánh...

Đây là một dịch vụ đặc biệt hấp dẫn với nhóm khách gia đình, giúp kéo dài thời gian lưu trú, giảm áp lực chăm con cho phụ huynh, đồng thời tăng doanh thu gián tiếp từ các dịch vụ khác như spa, nhà hàng khi bố mẹ có thời gian rảnh.

18. Sân tennis, golf, thể thao

Sân tennis, golf mini, cầu lông hoặc các tiện ích thể thao khác là những dịch vụ bổ sung phổ biến trong khách sạn cao cấp và resort. Có thể cho khách thuê theo giờ, hoặc miễn phí cho khách lưu trú. Khách sạn 4–5 sao, resort nghỉ dưỡng

Lợi ích:

  • Tăng tiện ích vận động, thu hút nhóm khách yêu thích thể thao.
  • Có thể tạo thêm doanh thu từ việc cho thuê sân, dụng cụ, huấn luyện viên.
  • Nâng cao hình ảnh thương hiệu với nhóm khách trung lưu và cao cấp.

Trên đây là một số dịch vụ phổ biến thường thấy tại các mô hình lưu trú từ homestay đến khách sạn chuyên nghiệp với nhiều mục đích khác nhau: nâng cao trải nghiệm khách hàng, gia tăng tiện ích, tối ưu doanh thu,... Hy vọng rằng những gợi ý này sẽ giúp khách sạn hoặc cơ sở lưu trú của bạn có thêm thông tin hữu ích để lựa chọn, triển khai những dịch vụ phù hợp, từ đó nâng cao chất lượng vận hành và tạo dấu ấn tốt trong lòng khách hàng.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn của bạn bằng phần mềm quản lý toàn diện Blue Jay Pms !