Làm thế nào để kinh doanh khách sạn boutique thành công?

Nếu đang kinh doanh khách sạn boutique và chưa biết làm thế nào để khai thác bán phòng hiệu quả, thì bài viết sau sẽ dành cho bạn, với những gợi ý để quản lý khách sạn boutique tốt hơn.​

Mở đầu

Ngày nay, mọi người tích cực tìm kiếm các khách sạn boutique cho chuyến đi của họ. Sự gia tăng của nhu cầu, thúc đẩy mô hình khách sạn ngày một đa dạng hơn. Cho nên, sẽ không sai nếu nhận định – đây là thời điểm thích hợp để đầu tư vào mô hình này.

Nhưng, làm thế nào để tạo ra lợi nhuận với nhu cầu hiện có? Khi mà không phải cơ sở kinh doanh này cũng có thể tạo ra được điều ấy, bởi không phải ai cũng có bí quyết kinh doanh khách sạn thành công.

Trong bài viết sau, hãy cùng tìm câu trả lời, với những chỉ dẫn cho khách sạn nhỏ để có một góc nhìn mới mẻ, và quản lý khách sạn boutique tốt hơn.

Hơi khó để làm tốt mọi thứ, nên bạn sẽ cần một chút thời gian để hiểu hết.

Nào, bắt đầu ngay thôi.

Khách sạn Boutique là gì?

Khách sạn Boutique là khách sạn có quy mô nhỏ, với những đặc điểm và cá tính riêng, ví dụ như những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa, thẩm mỹ cao, một số còn ở vị trí thời thượng trong đô thị. Những đặc điểm đó là USP (Unique Selling Point – Điểm bán hàng độc nhất) của khách sạn boutique và phân biệt chúng với chuỗi khách sạn, các khách sạn lớn có thương hiệu.

lam-the-nao-kinh-doanh-khach-san-boutique-tro-nen-thanh-cong

Khách sạn Boutique có quy mô nhỏ, với những đặc điểm và cá tính riêng, mang đến trải nghiệm cá nhân hóa cao.

Đo lường thành công cho một khách sạn boutique như thế nào?

Với đặc điểm như trên, thì thành công của khách sạn boutique là gì? Làm thế nào để xác định thành công của mô hình này?

Có phải là doanh thu đều đặn, hay danh tiếng trong ngành? Hay bán được nhiều phòng hơn (dù chịu lỗ lớn hơn) vì giá giảm tốt hơn?

Trên thực tế, thành công của khách sạn boutique mang tính cá nhân hóa, và khác biệt với  từng khách sạn. Tức là, không có một chuẩn chung cho tất cả, nhưng sẽ có những chỉ số cụ thể để đo lường. Cho nên, nếu bạn đang có kế hoạch cùng một mục tiêu doanh thu cụ thể, hãy xem xét các yếu tố dưới đây, hoặc áp dụng với khách sạn hiện tại (nếu đang có một khách sạn như vậy) để đánh giá cho chính xác và biết phải làm gì tiếp theo.

Nhưng hãy lưu ý rằng, không có tiêu chuẩn cụ thể nào cho thành công. Nhưng điều quan trọng nhất – đó là trải nghiệm của khách hàng. Nếu khách sạn đảm bảo được điều này, lợi nhuận sẽ tốt hơn, và cải thiện hơn theo thời gian.

Dưới đây, sẽ là các chỉ số được dùng để đánh giá hoạt động của khách sạn, để xác định và kiểm tra tính thành công của mô hình kinh doanh hiện có:

Bạn có thể theo dõi các chỉ số phù hợp, hoặc toàn bộ để có thể hiểu và biết các chỉ số tốt khác hơn.

Làm thế nào để khách sạn boutique của bạn thành công?

Google Search đã tiết lộ một sự thật thú vị: nhiều chủ khách sạn đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào để khách sạn boutique thành công? hoặc Các đặc điểm thành công của khách sạn boutique là gì?

Vì khách sạn boutique và khách sạn thông thường rất khác nhau, nên những tiêu chuẩn, tệp khách hàng hay bầu không khí… giữa chúng cũng khác nhau. Chi tiết cụ thể sẽ được liệt kê trong phần dưới đây, để các chủ khách sạn có thể quản lý khách sạn boutique của mình thành công hơn.

Xây dựng thương hiệu

Thương hiệu khách sạn boutique không chỉ là những gì bắt mắt như logo, màu sắc trang trí; mà đó còn là kiến trúc, phong cách của khách sạn.

Xây dựng và cải thiện thương hiệu mạnh, giúp khách hàng định vị, dễ dàng tìm thấy khách sạn của bạn giữa muôn vàn khách sạn khác, và tin tưởng vào những trải nghiệm khi đến.

Cho nên, bạn cần xác lập cho khách sạn một thương hiệu mạnh và đáng tin cậy.

Marketing là giải pháp cho vấn đề này.

Các phương pháp tiếp thị chung chung sẽ không hiệu quả, bởi tệp khách hàng và phong cách của khách sạn boutique vốn đã khác với số đông rất nhiều. Hãy xác định đâu là phương pháp phù hợp khi quan sát cách khách hàng của khách sạn tương tác trên mạng xã hội, họ tìm kiếm điều gì, và họ cần gì ở khách sạn của bạn. Các phương tiện mạng xã hội sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực, chạy quảng cáo, email marketing, hay thậm chí là banner tại khách sạn cũng đều tạo ra khác biệt và giúp ích rất nhiều.

Một mẹo dành cho bạn: Hãy khai thác triệt để các trending đang lên, điều này giúp khách sạn nhận được nhiều chú ý hơn.

Hiểu khách hàng của bạn

Vì khách sạn boutique và khách sạn theo chuỗi có những điểm khác nhau, nên phân khúc khách hàng giữa chúng cũng khác nhau.

Nếu công suất phòng đang thấp, hãy làm mới chiến lược bằng cách tiếp cận các mục tiêu khác. Để thực hiện, trước tiên cần tìm hiểu và xác định đâu là khách hàng lý tưởng, hoặc đâu là phân khúc, thị trường mục tiêu của khách sạn. Nếu chưa biết nên bắt đầu như thế nào, hãy tự hỏi: Ai muốn đến khách sạn boutique của bạn? Cặp vợ chồng mới cưới, doanh nhân hay du lịch một mình? Hay một ai khác?

Hãy nghiên cứu hành vi, nhu cầu của nhóm đối tượng ấy, và rộng hơn là tệp khách hàng của khách sạn. Hiểu họ, giúp bạn xây dựng chiến lược và tiếp cận dễ dàng hơn.

Ngoài ra, hãy quan tâm đến cá tính của khách sạn, đó là đặc điểm riêng biệt mà chỉ khách sạn bạn có. Điều này giúp khách sạn thu hút những người đang tìm kiếm các khách sạn tương tự để trải nghiệm. Khi trải nghiệm càng được cá nhân hóa, càng riêng biệt với từng người, thì khách sạn càng tạo ra được lợi thế hấp dẫn để thu hút, xây dựng lòng tin và lòng trung thành, tăng lượt đặt phòng trực tiếp cũng như đặt phòng trở lại.

Phân tích, tổng hợp thông tin về đối thủ

Dù rằng việc phân tích có vẻ thừa thãi, bởi chúng đã có trong rất nhiều bài viết, blog trên mạng. Chăm đọc là nắm được bức tranh toàn cảnh của thị trường đang thế nào.

Nhưng đừng chỉ làm vậy, mà hãy chú ý thêm đến đối thủ, đừng coi thường họ. Nếu không, hậu quả bạn nhận sẽ là điều không ngờ tới.

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh, giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường, cũng như xác định chính xác các chiến lược để triển khai cho phù hợp. Đó là điều tất yếu, không thể thiếu một khi bước chân vào ngành khách sạn, hay hẹp hơn là kinh doanh khách sạn boutique.

Lợi thế của khách sạn boutique so với các khách sạn khác, là chúng rất nhỏ. Nghĩa là, mức độ cạnh tranh sẽ vừa phải hơn, hạn chế hơn. Cho nên, càng phân tích sâu, thì càng hữu ích trong việc biết chính xác điều gì đang xảy ra.

Các yếu tố như là giá cả, ý tưởng thiết kế, phân loại khách, ngân sách… của các khách sạn đối thủ là những thông tin mà biết càng nhiều thì càng tốt. Khi bạn biết được rõ ràng rồi, bạn sẽ càng hiểu rõ đối thủ của mình, để có thể tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp của mình, cũng như dần tạo ra vị thế để dẫn đầu.

Đánh giá ưu và nhược điểm của khách sạn

Sau khi phân tích đối thủ, hãy phân tích chính khách sạn của mình thông qua các hạng mục sau:

  • Đánh giá thẩm mỹ. Các khách sạn boutique tạo nên khác biệt từ sự rung động của cảm xúc khi khách hàng trải nghiệm dịch vụ, do vậy – hãy xác định xem bạn có bầu không khí thẩm mỹ phù hợp hoặc như mong muốn hay không. Nếu còn thấy thiếu sót ở đâu đó, hãy thử tìm kiếm trên Pinterest và sao chép các ý tưởng.
  • Đánh giá chiến lược. Khách sạn có đang định giá quá cao không, đặc biệt với xung quanh? Dù câu trả lời có là gì, thì thông tin đó cùng giúp bạn có bức tranh rõ ràng về chiến lược định giá hiện tại, để điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu lợi nhuận đã đề ra.
  • Thương hiệu, danh tiếng của khách sạn đang thế nào. Bạn có biết mọi người đang nói gì về khách sạn của mình không? Các đánh giá trực tuyến có đang tích cực chứ? Nếu mọi thứ đang không thật sự tốt, hãy tìm cách để cải thiện, bằng cách ưu đãi cho khách hàng đánh giá tích cực, và nhắc đến khách sạn của bạn trên mạng xã hội.
  • Quản lý khách sạn. Nhiều công việc, tác vụ trong khách sạn có thể thực hiện tự động hóa; nhưng vì một lý do nào đó, mà khách sạn không coi trọng, không thực hiện chúng. Nếu trường hợp đó xảy ra, hãy cân nhắc việc sử dụng phần mềm quản lý khách sạn.
  • Tiện nghi của khách sạn. Tất cả những tiện nghi mà khách hàng cần thì khách sạn bạn có chứ? Nếu chưa, hãy trang bị ngay càng sớm càng tốt.

Trên đây chỉ là một vài trong nhiều điều mà khách sạn cần đảm bảo cho khách sạn của mình. Dựa trên những phân tích và nghiên cứu, bạn có thể thêm, bớt chúng cho phù hợp và có được một chiến lược rõ ràng với khách sạn của mình.

Ứng dụng công nghệ trong khách sạn để tự động hóa

Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong hành trình quản lý của khách sạn, dù là với khách sạn nhỏ hay theo dạng chuỗi nhiều cơ sở, thì chúng cũng đều giúp việc vận hành kinh doanh trở nên trơ tru, hiệu quả và gặt hái được nhiều thành công hơn.

Nếu trước đây, các khách sạn thường quản lý công việc tại văn phòng, trên các trang tính Excel. Dù cũng mang tính công nghệ, nhưng chúng khá thủ công.

Trong hiện tại, công nghệ dần thay thế, các thao tác thủ công đó dần thay đổi và không còn nữa. Trong lĩnh vực khách sạn, giải pháp thay thế là công nghệ phần mềm quản lý khách sạn.

Giờ đây, các công việc như nhận đặt – trả phòng, thiết lập giá, thanh toán… có thể thực hiện một cách dễ dàng, tự động. Sự bùng nổ của công nghệ khách sạn không chỉ dừng lại ở đó, mà còn được tích hợp vào nhiều tác vụ khác, khiến nhiều hoạt động có thể thực hiện tự động, giúp doanh thu của khách sạn được cải thiện một cách rõ rệt.

Quản lý kênh bán phòng, công cụ đặt phòng khách sạn, hệ thống POS, thanh toán… hay bất kỳ điều gì có thể đặt tên cho nó, đều là giải pháp mới cho hoạt động của khách sạn.

Vì vậy, đừng ngại mà khám phá các công nghệ mới cho khách sạn boutique của bạn, khi tìm thấy một điều gì phù hợp – đừng né tránh. Thay vào đó, hãy trải nghiệm ngay lập tức.

Tiếp cận khách địa phương

Để gặt hái nhiều lợi nhuận nhất, các khách sạn boutique nên tiếp cận khách địa phương.

Nhiều chủ khách sạn quan niệm rằng, khách du lịch là ưu tiên hàng đầu và tất cả những gì đang làm đều phải xoay quanh họ. Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng bởi nhiều người đang tìm kiếm một không gian đỡ đơn điệu, nhàm chán để làm việc hiệu quả hơn, khi không bị giới hạn phải đến văn phòng làm việc.

Điều này nghe có vẻ vô lý, nhưng nó đang thật sự xảy ra khi mà Covid-19 đã chứng minh địa lý không thể cản trở con người ta làm việc hiệu quả.

Nếu bạn tận dụng tối đa tình huống này, hãy nhắm mục tiêu đến địa phương của bạn. Có thể là các chiến dịch tiếp thị chuyên dụng, cung cấp các ưu đãi độc quyền hoặc điều chỉnh lại các chiến lược giá nhằm thu hút được nhiều khách hàng địa phương đặt phòng tại khách sạn của bạn hơn.

Hiển thị khách sạn trên internet

Đây là thời đại của internet. Nếu bạn không hiển thị khách sạn lên không gian này, có nghĩa là bạn đang tụt hậu.

Xu hướng chung là mọi người khám phá trên internet để tìm khách sạn ưng ý. Nhưng bạn đã biến chúng trở nên dễ tìm chưa? Nếu chưa, đây sẽ là chỉ dẫn dành cho bạn, để khách sạn boutique hiển thị tốt hơn trên trực tuyến:

  • Website khách sạn là phải có. Không chỉ là nền tảng cung cấp những hình ảnh đẹp nhất cho khách sạn, mà nó còn thúc đẩy đặt phòng trực tiếp và cắt giảm phí hoa hồng qua OTA. Đây là kênh không thể thiếu, giúp khách sạn bán phòng trực tiếp được nhiều hơn.
  • Hoạt động tích cực trên mạng xã hội. Điều này giúp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, và tạo thiện cảm tốt hơn. Vì vậy, hãy cải thiện các trang mạng xã hội, và tham gia tất cả các nền tảng mà khách hàng của bạn đang có ở đó.
  • Google Business. Là cách tốt nhất để giúp thương hiệu khách sạn hiện diện trên Google Search hiệu quả. Nền tảng này còn giúp khách sạn liệt kê mình trên Google Maps và các kết quả tìm kiếm địa phương, cũng như hiển thị thông tin quan trọng về khách sạn.
  • Kết nối với OTA. Dù muốn hay không, thì OTA vẫn rất quan trọng với các khách sạn, đem lại nhiều lượt đặt phòng và tăng nhận diện trực tuyến cho khách sạn.

Bên cạnh đó, hiệu ứng Billboard còn giúp ai đó nhìn thấy quảng cáo khách sạn của bạn trên OTA và tìm kiếm trên Google để đến trang đặt phòng hoặc ngược lại.

Tối ưu hóa quy trình đặt phòng khách sạn

Quy trình đặt phòng khách sạn cũng sẽ tạo ra nhiều khác biệt giữa khách sạn này và khách sạn khác. Nếu khách sạn của bạn đơn giản hóa chỉ trong 3 bước, thì khả năng cao khách hàng sẽ không rời khỏi trang.

Dưới đây, sẽ là checklist để bạn thực hiện, nhằm đảm bảo quy trình đặt phòng luôn được tối ưu hiệu quả:

  • Công cụ đặt phòng thân thiện với người dùng, dễ dàng thao tác và triển khai các bước.
  • Website khách sạn thân thiện với di động. Nếu website trông lộn xộn trên di động, đó là một vấn đề lớn.
  • Thiết lập nút Book Now trên các trang mạng xã hội của khách sạn.
  • Tối ưu website, để tăng tốc độ tải trang.
  • Cải thiện kênh OTA của khách sạn, tối ưu để nó hiển thị mức cao nhất, giúp tăng xếp hạng OTA và lượt đặt phòng cho khách sạn.

Đào tạo nhân viên đến cấp độ tuyệt vời

Một điều cần nhớ rằng, khách sạn boutique là khách sạn hướng đến phong cách, rung cảm và tinh tế. Cho nên, mọi thứ có trong khách sạn cần phải đảm bảo điều ấy – nhân viên khách sạn phải được đào tạo bài bản để phục vụ khách hàng tốt nhất.

Hãy đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc vào việc đào tạo nhân viên trong mọi khía cạnh của khách sạn. Một lợi thế của khách sạn boutique là ít nhân viên hơn, nên việc đào tạo sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều.

Lời khuyên quan trọng nhất: Trải nghiệm của khách hàng là quan trọng nhất

Một trong những khía cạnh quan trọng hàng đầu, luôn đóng vai trò tiên quyết trong thành công của khách sạn boutique – đó là trải nghiệm của khách sạn.

Diễn viên Robert De Niro đã từng nói rằng: Định nghĩa của tôi về một khách sạn tốt là một nơi tôi sẽ ở.

Những gì khách hàng cảm nhận và trải nghiệm tại khách sạn sẽ tạo nên bản sắc và giá trị của bạn trong ngành. Bởi vậy, truyền miệng là một thứ vô cùng quan trọng, có thể tạo ra cũng như phá hoại một khách sạn.

Tóm lại

Là một chủ khách sạn, hãy đảm bảo rằng khách hàng khi trải nghiệm tại khách sạn sẽ có một trải nghiệm vô cùng hoàn hảo.

Nhiều chủ khách sạn đã phạm phải sai lầm, khi quá chú trọng doanh thu mà cắt giảm nhiều khoản chi, đặc biệt là các khoản chi đem lại trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Hậu quả của nó, là những đòn giáng mạnh vào mặt – cụ thể là phản hồi tiêu cực, một đi không quay trở lại và doanh thu sụt giảm khủng khiếp.

Bầu không khí tích cực, phòng ốc và tiện nghi đầy đủ… nhưng khách hàng lại không thích điều đó thì mọi công sức mà bạn tạo ra sẽ đổ xuống sông xuống biển.

Vì vậy, nếu bạn đang có kế hoạch mở một khách sạn boutique hoặc đang có một khách sạn như vậy – hãy hiểu rằng khách hàng của bạn là một người vô cùng sành sỏi. Cho nên, hãy đảm bảo mọi thứ, mọi trải nghiệm của họ tại khách sạn luôn là tích cực và vui vẻ nhất.

Câu hỏi thường gặp

Khách sạn boutique có gì đặc biệt?

Khách sạn boutique là những khách sạn nhỏ, phong cách và nằm ở những vị trí đắc địa trong thành phố. Những khách sạn này mang đến cảm giác thân mật, riêng biệt và đầy cá tính.

Kinh doanh khách sạn boutique có đem lại lợi nhuận không?

Khách sạn boutique là thị trường đem lại lợi nhuận cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, nó cần một cách tiếp cận phù hợp trong việc xây dựng chiến lược tiếp thị và vận hành.

Kết luận

Khách sạn boutique là một trong những nội dung thú vị và nhiều điều để nói. Nhiều người sau khi trải nghiệm, đã trở thành big fan của không gian, phong cách phục vụ và những điều có tại đây.

Khách sạn boutique thường không được nhắc nhiều trên internet. Nhưng đó chỉ là trước đây, theo thời gian - mô hình này sẽ ngày được nhắc đến nhiều hơn.

Ngoài ra, quản lý khách sạn boutique cũng không cần quá vội vàng. Những gợi ý để điều hành khách sạn boutique ở trên đây sẽ giúp bạn tận dụng tối đa cơ ngơi xinh đẹp ấy, và tạo ra lợi nhuận được từ đó.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn của bạn bằng phần mềm quản lý toàn diện Blue Jay Pms !