Quản lý chiều dài của thời gian lưu trú tối thiểu thường không được xem là ý tưởng kinh doanh tốt, nhưng sẽ hiệu quả nếu có chiến lược hợp lý. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu thì bài viết này là khởi đầu cho việc tìm hiểu.
Quản lý chiều dài của thời gian lưu trú tối thiểu tại khách sạn là gì?
Chiều dài của thời gian lưu trú tối thiểu là số đêm tối thiểu mà khách có thể cho mỗi kỳ lưu trú. Khái niệm này ngược với chiều dài của thời gian lưu trú tối đa – là số đêm tối đa mà khách có thể đặt cho mỗi kỳ lưu trú. Cả 2 đều là cách để kiểm soát thời gian đặt chỗ của khách tại khách sạn, nhằm đảm bảo doanh thu tốt nhất và khấu hao tài sản thấp nhất.
Để làm rõ, hãy xem ví dụ dưới đây:
- Tình huống: 3 đêm đặt phòng tại khách sạn, bởi (a) 3 người khác nhau, và (b) 1 người khác nhau.
- Với tình huống a: Hệ thống khách sạn phải làm thủ tục (nhận, trả phòng), dọn dẹp, thay drap giường… 3 lần.
- Với tình huống b: Các thao tác trên sẽ được thực hiện duy nhất 1 lần. Các thủ tục dọn dẹp có thể phát sinh tùy yêu cầu của du khách, nhưng không phải ai cũng vậy.
Như thế, nếu du khách ở lại càng lâu, chi phí khấu hao và vận hành càng ít tốn kém, trong khi doanh thu lại vẫn thu đủ. Nhưng nếu du khách ở lâu hơn, khách sạn buộc phải giảm giá phòng như một biện pháp để kích cầu và giữ chân khách hàng, trong khi các dịch vụ, khấu hao vẫn phải thực hiện.
Để giải quyết, các khách sạn cần phải chiều dài của thời gian lưu trú tối thiểu và tối đa, nhằm cân bằng và chọn ra khoảng thời gian tối ưu nhất cho doanh thu bán phòng khách sạn. Tùy vào phần mềm quản lý khách sạn, hay các trang bán phòng trực tuyến mà việc thiết lập sẽ có sự khác nhau nhưng đa số đều không quá phức tạp và dễ dàng áp dụng, đồng bộ với các kênh bán phòng.
Chiều dài của thời gian lưu trú tối thiểu là chiến lược bán phòng được chứng minh hiệu quả, khi vừa sắp xếp và bán phòng hợp lý, lại vừa đảm bảo doanh thu bán phòng luôn được tối ưu và cải thiện dựa trên điều kiện nhu cầu thực tế.
Tầm quan trọng của chiều dài của thời gian lưu trú tối thiểu trong khách sạn
Chiều dài của thời gian lưu trú tối thiểu là chiến lược bán phòng được chứng minh hiệu quả, khi vừa sắp xếp và bán phòng hợp lý, lại vừa đảm bảo doanh thu bán phòng luôn được tối ưu và cải thiện dựa trên điều kiện nhu cầu thực tế. Ví dụ: khách sạn của bạn có thể tăng giới hạn lưu trú vào kỳ nghỉ lễ, sự kiện đặc biệt quan trọng và thu hút đông người tham gia, nhằm vừa giảm tải cho các bộ phận trong khách sạn, lại vừa giữ chân du khách ở tại khách sạn lâu hơn.
Giải pháp này cũng vô cùng hữu ích, khi bạn có thể kết hợp các gói giá, chính sách và dịch vụ đang có tại khách sạn, nhằm tối ưu nguồn thu và kích thích chi tiêu trong khách sạn. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý triển khai giới hạn lưu trú trong khách sạn mà bạn có thể áp dụng.
2 giải pháp sử dụng chiều dài của thời gian lưu trú tối thiểu để tăng doanh thu cho khách sạn
Dựa trên mô hình khách sạn, đối tượng mục tiêu và xu hướng, nhu cầu du lịch trong bối cảnh hiện tại mà các chiến lược sẽ được áp dụng cho phù hợp, đem lại hiệu quả tốt nhất. Nhưng dù sử dụng giải pháp nào đi chăng nữa, cùng cần lưu ý rằng: thiết lập chiều dài của thời gian lưu trú tối thiểu càng đơn giản thì càng hiệu quả, bởi chúng sẽ giúp việc theo dõi, kiểm soát dữ liệu dễ dàng, thuận tiện hơn bao giờ hết.
Chiều dài của thời gian lưu trú tối thiểu – MinLOS
MinLOS (Minimum Length Of Stay) là chiến lược thường được các khách sạn áp dụng khi nhu cầu đặt phòng của thị trường tăng cao rồi hạ nhiệt bất ngờ. Ví dụ như sắp diễn ra lễ hội, sự kiện quy mô lớn tại địa phương hay đơn giản là mùa du lịch cao điểm. Chiến lược này khi áp dụng sẽ điều chỉnh thời gian lưu trú tại khách sạn, giảm lượt đặt phòng ngắn hạn và đặt phòng vào phút chót; để ưu tiên lượt đặt phòng dài hạn để lấp đầy công suất phòng trong những ngày tiếp theo khi nhu cầu đặt phòng thấp.
Chiến lược này đem lại các lợi ích thiết thực cho khách sạn, như là:
- Tăng tỷ lệ lấp đầy, đặt biệt là các ngày nhu cầu đặt phòng thấp: Theo sau giai đoạn cao điểm của nhu cầu đặt phòng, các khách sạn thường rơi vào trạng thái ế ẩm hoặc trống phòng nhiều. Chiến lược này giúp giải quyết khi níu chân, giữ du khách ở lại khách sạn sau thời điểm họ muốn thật sự đặt phòng.
- Cải thiện giá phòng tổng thể: Khi nhu cầu thị trường đột biến, giá phòng sẽ ít nhiều thay đổi và áp dụng với riêng từng ngày. Khi áp dụng chiến lược MinLOS, giá phòng thường đồng nhất, cao hơn so với ngày thường và rẻ hơn so với ngày cao điểm, nhưng trung bình chung lại lớn hơn biến động giá của tất cả các ngày đó, giúp giá phòng khách sạn cải thiện, nhằm tạo ra sự chênh lệch đáng kể cho doanh thu khách sạn.
- Giữ chân khách hàng, tăng chi tiêu trong khách sạn: Khi du khách ở lâu trong khách sạn, họ sẽ quen với không gian và dần nảy sinh thiện cảm, từ đó mà tỷ lệ quay lại, tiếp tục đặt phòng sẽ cao hơn. Cũng vì ở lâu trong khách sạn, xu hướng chi tiêu mua sắm ở các điểm bán hàng trong khách sạn sẽ tăng đáng kể, giúp khách sạn bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ đi kèm hơn.
Chiều dài của thời gian lưu trú tối đa – MaxLOS
MaxLOS (Maximum Length Of Stay) là chiến lược giới hạn thời gian lưu trú tối đa của mỗi lượt đặt phòng, nhằm giúp khách sạn linh hoạt nhiều mức giá trong nhiều thời điểm, bán và phục vụ phòng cho nhiều du khách, cũng như tránh được các rủi ro đặt phòng ảo không đáng có. Cụ thể:
- Linh hoạt mức giá trong nhiều thời điểm: Khi du khách ở càng lâu, khách sạn càng phải giảm giá tiền phòng. Nếu mức giảm này lớn hơn do chi phí khấu hao và vận hành tại khách sạn, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tổng thể. Khi du khách đặt phòng dài hạn, mức giá biến động mà khách sạn muốn cũng sẽ khó để áp dụng, do vậy cách giải quyết phổ biến là giới hạn thời gian lưu trú nhằm áp dụng được nhiều khoảng giá trong nhiều thời điểm nhất định.
- Bán phòng, phục vụ được nhiều du khách hơn: Nếu khách sạn có chiến lược đa dạng tệp khách hàng, với mục tiêu cụ thể là phục vụ cho nhiều khách hàng nhất thì cần phải áp dụng chiến lược giới hạn thời gian lưu trú tối đa, giúp nhiều du khách có cơ hội đặt phòng tại khách sạn, từ đó đa dạng trải nghiệm và nhận được nhiều phản hồi để cải thiện chất lượng dịch vụ hơn.
- Tránh rủi ro đặt phòng ảo: Trên thực tế, dù đặt phòng ngắn hạn hay dài hạn thì rủi ro đặt phòng ảo luôn xảy ra, nhưng nhiều du khách với mục đích xin visa mà đặt phòng dài ngày tại một khách sạn nào đó để tăng cơ hội thành công. Thì việc hạn chế thời gian lưu trú tối đa là giải pháp cần cân nhắc để giảm bớt tình trạng này.
Để tăng doanh thu cho khách sạn bằng MaxLOS bằng cách tạo gói giá đặt biệt, thu hút du khách đặt phòng để nhận giá ưu đãi. Chiến lược này phù hợp khi áp dụng vào mùa du lịch thấp điểm, thời gian mà khách sạn ít nhận lượt đặt phòng tại khách sạn.
Cách áp dụng chiều dài của thời gian lưu trú tối thiểu để có doanh thu tốt hơn tại khách sạn
Dưới đây sẽ là 5 bước để khai thác hiệu quả chiến lược chiều dài của thời gian lưu trú tối thiểu tại khách sạn. Lưu ý rằng khi áp dụng, cần phải điều chỉnh, áp dụng dựa trên tình hình thực tế và mô hình vận hành để đảm bảo mức độ phù hợp với từng khách sạn.
- Hiểu rõ nhu cầu thị trường hiện tại: Khi áp dụng chiến lược chiều dài của thời gian lưu trú tối thiểu tại khách sạn, cần xem xét yếu tố như xu hướng du lịch, biến động của kinh tế và thị trường, mức độ cạnh tranh so với đối thủ… nhằm xây dựng chiến lược cho phù hợp.
- Xác định thời điểm phù hợp để áp dụng chiến lược: Không phải thời điểm nào cũng phù hợp khi áp dụng chiến lược chiều dài của thời gian lưu trú tối thiểu, mà sẽ có những ngày, những lúc phù hợp để triển khai. Do đó, cần lưu ý, lựa chọn các ngày có tiềm năng, đem lại hiệu quả khi áp dụng để bán phòng hiệu quả.
- Kiểm tra, xác định đâu là thời điểm phòng khách sạn bán được ít nhất: Số liệu này giúp ra quyết định, áp dụng chiến lược bán phòng và điều chỉnh giá nhằm áp dụng chiến lược chiều dài của thời gian lưu trú tối thiểu phù hợp, đem lại hiệu quả như mong muốn.
- Xác định hạn chế, vấn đề của khách sạn: Khi ở càng lâu, du khách sẽ để ý và gặp nhiều vấn đề trong khách sạn, có thể là hệ thống điện nước, dịch vụ hoặc phòng có mùi hay sinh vật lạ… do vậy, khách sạn cần xác định đâu là những vấn đề để khắc phục, giảm thiểu chúng nhằm hạn chế những trải nghiệm tiêu cực ở du khách.
- Thiết lập giá và theo dõi, điều chỉnh cho phù hợp: Khi áp dụng thay đổi về giá, có thể chiến lược chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Do vậy, khách sạn cần theo dõi và điều chỉnh sao cho phù hợp, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho khách sạn của mình.
Hiện đại hóa chiến lược chiều dài của thời gian lưu trú tối thiểu
Tương tự như nhiều chiến lược giá, điều chỉnh giá phòng khách sạn khác – chúng thường được triển khai thủ công, và luôn có giải pháp để tự động hóa. Thông qua phần mềm quản lý khách sạn và các kênh bán phòng trực tuyến, các khách sạn có thể áp dụng giới hạn chiều dài của thời gian lưu trú tối thiểu và tối đa cho mỗi lượt đặt phòng khách sạn. Dựa vào đó, các khách sạn có thể linh hoạt áp dụng nhiều chính sách giá, gói dịch vụ… cho mỗi lượt đặt phòng khách sạn trong từng thời điểm nhất định.
Khi áp dụng công nghệ khách sạn vào quản lý, sẽ giúp khách sạn tiết kiệm thời gian, công sức thực hiện các thao tác thủ công, lặp lại, từ đó dành thời gian để ưu tiên chăm sóc khách hàng tốt hơn. Đây cũng là cách tăng tỷ lệ lấp đầy, và bán phòng tốt hơn, từ đó mà cải thiện doanh thu khách sạn của bạn.