Tại sao cùng địa điểm nhưng khách sạn khác lại kinh doanh tốt hơn?

Chọn địa điểm kinh doanh khách sạn là yếu tố tạo nên thành công, nhưng tại sao cùng vị trí đó mà khách sạn đối thủ lại kinh doanh tốt hơn? Cùng tìm hiểu nguyên do, và cách để các khách sạn giải quyết vấn đề này.

Tại sao cùng địa điểm nhưng khách sạn khác lại kinh doanh tốt hơn?

Kinh doanh khách sạn dựa trên địa điểm là chiến lược phổ biến, tận dụng lợi thế hiện có như gần địa điểm du lịch, ngắm cảnh đẹp hay thuận tiện cho việc du lịch… để tạo ra các chiến lược giá và thu hút du khách. Dù vậy, cùng địa điểm nhưng các khách sạn lại kinh doanh thành công theo nhiều mức độ khác nhau. Và khi khách sạn của bạn không kinh doanh hiệu quả, bạn sẽ tự đặt ra câu hỏi – tại sao cùng địa điểm, nhưng khách sạn khác lại kinh doanh tốt hơn?

Lý do đơn giản, các khách sạn đó có những chiến lược Marketing, chiến lược giá hoặc USP nổi bật mà khách sạn của bạn không có, hoặc không thể theo kịp. Từ đó, họ thu hút du khách hiệu quả hơn, bán phòng tốt hơn và tạo nên những thắc mắc như bạn đang thắc mắc.

tai-sao-cung-dia-diem-nhung-khach-san-khac-lai-kinh-doanh-tot-hon

Kinh doanh khách sạn dựa trên địa điểm là chiến lược phổ biến, tận dụng lợi thế hiện có như gần địa điểm du lịch, ngắm cảnh đẹp hay thuận tiện cho việc du lịch…

Các chiến lược tạo nên sự khác biệt trong việc kinh doanh khách sạn tại cùng địa điểm

Trong mục này, hãy cùng tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược bán phòng, và tạo nên sự khác biệt trong hiệu quả kinh doanh của khách sạn này và khách sạn khác. Chúng thường là những điều khiến nhiều chủ khách sạn hoài nghi, nghĩ ngợi và tìm hiểu tại sao khách sạn của mình lại kinh doanh kém hiệu quả hơn các khách sạn đối thủ.

Chiến lược Marketing

Khi kinh doanh khách sạn, chiến lược Marketing là điều đầu tiên, và quan trọng nhất cần nghĩ đến. Có thể nói rằng, các khách sạn đang cạnh tranh với nhau bằng những chiến lược giá, chiến lược bán phòng hấp dẫn và thú vị.

Khi khách sạn thu hút đông đảo người chú ý và được chuyển đổi qua lượt theo dõi trên mạng xã hội, thể hiện các bài đăng trên trang cá nhân, hay những chia sẻ và review trải nghiệm trong các group bán phòng khách sạn (Marketing truyền miệng), hoặc tối ưu công cụ tìm kiếm… thì chúng sẽ khiến một số khách sạn nổi trội hơn, thu hút được nhiều du khách tìm đến hơn so với những khách sạn khác.

Và các khách sạn đang phạm phải những sai lầm sau khi xây dựng chiến lược tiếp thị cho khách sạn của mình:

  • Xác định đối tượng mục tiêu sai: Nhiều khách sạn quá đề cao lượt tương tác, hoặc số lượng người theo dõi trên mạng xã hội nhưng không quan tâm rằng chúng có thể chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng hay không. Hệ quả là, các tương tác trên mạng rất tích cực, đẹp mắt nhưng lượt đặt phòng lại không tương xứng.
  • Xây dựng nội dung thiếu chiều sâu, không hấp dẫn: Một chiến lược tiếp thị hiệu quả được thể hiện qua thông điệp, nội dung truyền tải hấp dẫn, thu hút. Vậy cho nên, các khách sạn khi cảm thấy bán phòng kém hiệu quả dù đã có những chiến lược bài bản, thì cần xem lại các thông điệp chia sẻ – xem liệu chúng đã thật sự thu hút, hấp dẫn hay chưa.

Ví dụ về một chiến lược tiếp thị thành công:

  • Vị trí khách sạn: Gần sân bay, mở cửa 24/7.
  • Chiến lược tiếp thị: Thông qua các quán ăn, café gần sân bay để dán poster hoặc chạy quảng cáo tiếp cận theo phạm vi. Dựa theo đó, khách sạn có thể tiếp cận những người đợi chuyến bay sắp tới, hoặc cần chỗ nghỉ qua đêm trước khi vào thành phố.
  • Hiệu quả: Du khách quan tâm chủ yếu là nhóm khách du lịch bị lỡ chuyến, hoặc chưa đặt phòng khách sạn trước đó.

Điểm khác biệt ở đây là, các khách sạn trong khu vực bỏ qua nhóm du khách bị lỡ chuyến, hoặc cần có phòng để ở ngay trong đêm, bởi cảm thấy đây là nhóm khách hàng mang tính nhất thời nên khó thu hút họ quay trở lại.

Phương pháp quản lý doanh thu và chiến lược giá

Ngoài chiến lược tiếp thị, phương pháp quản lý doanh thuchiến lược giá cũng tạo nên khác biệt giữa các khách sạn trong khu vực.

Các khách sạn đang phạm phải những sai lầm sau khi sử dụng công cụ quản lý doanh thu và chiến lược giá:

  • Quản lý phòng và xây dựng chiến lược giá thủ công. Về cơ bản, chúng vẫn đảm bảo hiệu quả, nhưng không đủ cạnh tranh với các khách sạn còn lại trong khu vực.
  • Lệ thuộc vào sức người, khiến hiệu suất hoạt động thấp và có nhiều sai sót hơn, dẫn đến nhiều rủi ro trong quá trình quản lý và bán phòng không đáng có.

Thay vào đó, các khách sạn nên thực hiện:

  • Áp dụng công nghệ khách sạn, thông qua các công cụ kỹ thuật, công nghệ để hỗ trợ. Cụ thể, thông qua Channel Manager để giải quyết trạng thái phòng trống và cập nhật giá phòng.
  • Chúng giúp các khách sạn linh hoạt hơn trong việc cập nhật, điều chỉnh giá phòng khách sạn, từ đó cải thiện và tối ưu chiến lược bán phòng hiện tại được tốt hơn.
  • Bên cạnh đó, hệ thống nhân sự cũng sẽ làm việc thoải mái hơn, từ đó tạo nên bầu không khí vui vẻ tích cực và lan truyền chúng đến du khách khi tương tác.

Áp dụng các chiến lược và công nghệ quản lý khách sạn hiện đại

Điều quan trọng trong việc quản lý, điều hành khách sạn trong thời đại ngày nay, chính là những kỹ năng quản lý khách sạn hàng đầu. Chúng có thể là những kinh nghiệm được tích lũy dần theo thời gian, thông qua những trải nghiệm thực tế; hoặc đến từ việc áp dụng công nghệ khách sạn hiện đại nhằm nâng cao trải nghiệm cho du khách và chất lượng vận hành cho khách sạn.

Khi nói về chiến lược vận hành khách sạn, chúng không chỉ là những khía cạnh đơn giản như hoạt động lễ tân, nhận đặt phòng khách sạn… mà còn là từng khía cạnh riêng lẻ, cụ thể trong khách sạn. Có thể kể đến như là, trải nghiệm du khách trong quá trình đặt phòng, tìm kiếm thông tin khách sạn… Chúng là những khía cạnh độc lập, riêng biệt mà khách sạn cần quan tâm và đáp ứng.

Khi áp dụng các công nghệ phù hợp, khách sạn sẽ làm chủ việc vận hành, hoạt động tổng thể, từ đó tạo nên những trải nghiệm tích cực cho du khách khi đặt phòng tại khách sạn của bạn. Ví dụ, sau đại dịch, nhiều du khách ngại tiếp xúc và tương tác trực tiếp với người lạ (nhân viên khách sạn), nên nếu khách sạn của bạn có các công nghệ không tiếp xúc, như giao tiếp qua màn hình, phản hồi từ xa… thì hãy công khai chia sẻ để nhiều du khách biết và tìm đến hơn.

Tiện nghi và tiện nghi

Những tiện ích, tiện nghi là những thứ mà du khách chỉ có thể cảm nhận, nhận được sau khi ở phòng khách sạn. Những ấn tượng ban đầu có thể thu hút, khiến du khách đặt phòng, nhưng để giữ chân và khiến họ quay lại thì những trải nghiệm phải chân thật, rõ ràng, đem lại trải nghiệm tích cực.

Với khách doanh nhân, họ cần hệ thống mạng wifi ổn định, phòng thoải mái, có nhiều dịch vụ POS hiện đại như Spa, bán hàng… cũng như hội trường, không gian làm việc thoải mái và năng động.

Với khách du lịch thông thường, họ cần những bữa ăn sáng, phương tiện di chuyển (thuê xe, đưa đón tại sân bay…) hoặc vé tour ưu đãi… giúp trải nghiệm được thuận tiện và tiết kiệm nhất có thể.

Khi phân tích đối thủ cạnh tranh, khách sạn có thể tìm hiểu, biết được đối thủ đang cung cấp những tiện nghi, tiện ích nào nhằm cân nhắc để đem những điều ấy đến cho khách sạn của mình. Chúng là điểm mấu chốt quan trọng, giúp khách sạn tạo ra những trải nghiệm tích cực và thân thiện cho khách đặt phòng tại khách sạn của bạn.

Thương hiệu uy tín

Lý do cuối cho việc cùng vị trí địa lý mà khách sạn đối thủ lại kinh doanh tốt hơn chính là thương hiệu uy tín. Họ gây dựng thương hiệu theo thời gian, nhằm vừa nâng cao nhận diện, lại để tạo sự tin cậy với du khách lẫn các kênh đặt phòng.

Nên nhớ rằng, thương hiệu không phải điều có thể gây dựng trong một số một chiều, mà cần chiến lược và đầu tư bài bản, theo thời gian. Nếu xác định kinh doanh dài hạn, khách sạn nên phân bổ nguồn lực và tài nguyên để cải thiện thương hiệu khách sạn.

Kết luận

Thắc mắc tại sao cùng vị trí và phân khúc khách hàng, nhưng các khách sạn lại kinh doanh hiệu quả theo các mức độ khác nhau là một chủ đề thú vị và quan trọng. Chúng thường là câu hỏi mà các chủ khách sạn liên tục tìm hiểu, phân vân đâu mới thật sự là câu trả lời đúng.

Rõ ràng, sự cạnh tranh lành mạnh trong ngành khách sạn thúc đẩy mọi thứ phát triển về phía trước, từ đó mà tạo ra nhiều trải nghiệm và nâng cao chất lượng phục vụ được tốt hơn. Thông qua việc tìm hiểu và giải đáp vấn đề này, các khách sạn sẽ biết nên làm gì để nên sự nổi bật, thu hút được du khách hiệu quả, vượt trội so với các khách sạn khác. Cuối cùng, người hưởng lợi nhất chính là du khách, khi họ luôn nhận có trải nghiệm tốt hơn những gì đã kỳ vọng, và vô vàn bất ngờ theo hướng tích cực trong quá trình đặt phòng tại khách sạn.

Bạn đã sẵn sàng để trải nghiệm hệ thống quản lý khách sạn toàn diện ? Đăng ký ngay hôm nay để nhận ưu đãi !