Phòng khách sạn là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Hiểu biết rõ các loại phòng khách sạn và điều hành hợp lý không chỉ giúp nâng cao doanh thu, mà còn tăng độ hài lòng của khách. Trong bài viết này, hãy cùng với Blue Jay PMS tìm hiểu các loại phòng khách sạn phổ biến, đồng thời đề xuất giải pháp quản lý giúp việc quản lý khi khách sạn có quá nhiều loại phòng.
Phân loại phòng khách sạn theo chất lượng
Phòng Tiêu Chuẩn (Standard Room)
Phòng Tiêu Chuẩn (Standard Room - STD) là loại phòng cơ bản nhất trong các loại phòng khách sạn, thường dành cho khách hàng có ngân sách hạn chế nhưng vẫn muốn một không gian nghỉ ngơi thoải mái. Đây là loại phòng phổ biến nhất và có mặt ở hầu hết các khách sạn.
Đặc điểm của phòng tiêu chuẩn:
Kích thước: Diện tích thường nhỏ hơn so với các loại phòng khác, dao động từ 15 - 25m² tùy thuộc vào tiêu chuẩn của khách sạn.
Tiện ích cơ bản:
- Giường: Một giường đơn hoặc đôi, phù hợp cho 1-2 khách.
- Phòng tắm riêng: Được trang bị vòi sen hoặc bồn tắm, khăn tắm, và đồ dùng vệ sinh cơ bản.
- Thiết bị: TV, wifi miễn phí, điều hòa không khí, minibar nhỏ, bàn làm việc (nếu có).
- Nội thất: Thiết kế đơn giản, không gian vừa đủ để sinh hoạt cơ bản.
Vị trí: Thường không có tầm nhìn đẹp hoặc nằm ở tầng thấp.
Giá cả: Phòng tiêu chuẩn có giá thấp nhất trong các loại phòng tại khách sạn, phù hợp với ngân sách của nhiều khách hàng.
Phòng Superior (SUP)
Phòng Superior (SUP) sẽ cao cấp hơn phòng Standard. Mang đến không gian rộng rãi và tiện nghi cao cấp hơn, nhưng vẫn ở mức giá vừa phải. Loại phòng này thường xuất hiện ở các khách sạn từ 3 sao trở lên, là sự lựa chọn lý tưởng cho những khách hàng muốn nâng tầm trải nghiệm mà không cần chi tiêu quá nhiều.
Đặc điểm của phòng tiêu chuẩn:
Kích thước: Diện tích thường dao động từ 20 - 30m², rộng hơn phòng tiêu chuẩn, tạo cảm giác thoải mái hơn cho khách lưu trú.
Tiện ích:
- Giường: Thường là giường đôi (King size/Queen size) hoặc hai giường đơn cao cấp.
- Phòng tắm: Có thể được trang bị bồn tắm, vòi sen hiện đại, đồ vệ sinh cá nhân chất lượng cao.
- Tiện nghi bổ sung: TV màn hình lớn hơn, bàn làm việc, minibar, máy pha cà phê/trà.
- WiFi mạnh hơn: Phù hợp cho khách hàng cần làm việc.
Vị trí: Thường nằm ở các tầng cao hơn, có tầm nhìn thoáng đãng (như hướng vườn, hồ bơi, hoặc thành phố).
Nội thất và thiết kế: Trang trí tinh tế hơn với chất liệu nội thất cao cấp. Không gian thường được tối ưu để tạo cảm giác sang trọng và thư giãn.
Giá cả: Giá cao hơn phòng Standard Room nhưng thấp hơn phòng Deluxe, phù hợp với khách hàng trung lưu.
Phòng Cao Cấp (Deluxe Room - DLX)
Phòng Cao Cấp (Deluxe Room) là một lựa chọn phổ biến tại các khách sạn trung và cao cấp, mang đến trải nghiệm sang trọng hơn so với các hạng phòng tiêu chuẩn. Loại phòng này được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng yêu thích không gian rộng rãi, tiện nghi hiện đại, và tầm nhìn đẹp.
Đặc điểm của phòng tiêu chuẩn:
Diện tích: Thông thường, phòng Deluxe có diện tích từ 30 - 50m², phù hợp cho cả khách doanh nhân và du khách nghỉ dưỡng.
Nội thất sang trọng:
- Giường: Giường đôi (King size/Queen size) hoặc hai giường đơn với nệm chất lượng cao.
- Không gian: Trang bị sofa, bàn làm việc, và đèn đọc sách hiện đại.
- Trang trí: Thiết kế tinh tế, sử dụng vật liệu cao cấp như gỗ, đá hoặc vải lụa.
Tiện nghi cao cấp: TV màn hình lớn, hệ thống âm thanh hiện đại. Két an toàn, minibar đa dạng, và máy pha cà phê/ấm đun nước.
Phòng tắm: Bồn tắm và vòi sen riêng biệt, cùng với các sản phẩm vệ sinh chất lượng từ các thương hiệu cao cấp.
Tầm nhìn đẹp: Phòng Deluxe thường nằm ở vị trí cao hoặc có ban công, mang đến tầm nhìn thoáng đãng như hướng biển, vườn, hoặc thành phố.
Dịch vụ đặc biệt: Một số khách sạn cung cấp dịch vụ riêng cho khách ở phòng Deluxe, như check-in ưu tiên, đồ uống chào mừng, hoặc dịch vụ phòng 24/7.
Phòng hạng sang (Suite Room)
Phòng Suite (SUT) là loại phòng cao cấp trong khách sạn, có không gian rộng rãi với nhiều khu vực riêng biệt như phòng ngủ, phòng khách, và khu vực làm việc. Phòng Suite được thiết kế sang trọng, đầy đủ tiện nghi như giường lớn, minibar, TV màn hình phẳng, hệ thống âm thanh, và phòng tắm cao cấp với bồn tắm và vòi sen riêng biệt. Phòng Suite thường có diện tích từ 50m² - 100m² trở lên và tầm nhìn đẹp ra biển hoặc thành phố. Dịch vụ cho khách ở phòng Suite rất cao cấp, bao gồm check-in ưu tiên, dịch vụ phòng 24/7 và đôi khi là đưa đón sân bay miễn phí.
Phòng connecting room
Phòng Connecting Room là các phòng khách sạn được kết nối bằng cửa nội bộ, tạo thành không gian liên thông. Đây là lựa chọn lý tưởng cho gia đình hoặc nhóm bạn, giúp họ ở gần nhau nhưng vẫn giữ được sự riêng tư.
Phân loại phòng khách sạn dựa vào loại giường ngủ
Phân loại phòng khách sạn theo loại giường ngủ là một cách tiếp cận phổ biến để giúp khách hàng lựa chọn phòng phù hợp với nhu cầu về số lượng người và loại giường. Dưới đây là các loại phòng thông dụng:
- Single bed room (SGL): Phòng có 1 giường đơn dành cho 1 khách. Loại phòng này thích hợp cho khách du lịch một mình hoặc doanh nhân đi công tác, giúp tối ưu không gian cho cá nhân.
- Twin bed room (TWN): Phòng có 2 giường đơn cho 2 khách. Đây là lựa chọn phổ biến cho những khách đi chung nhưng cần không gian giường riêng, như bạn bè hoặc đồng nghiệp.
- Double bed room (DBL): Phòng có 1 giường lớn dành cho 2 khách. Phòng này thường được chọn cho các cặp đôi hoặc các khách muốn sự thoải mái với một giường rộng.
- Triple bed room (TRPL): Phòng có 1 giường lớn và 1 giường nhỏ hoặc 3 giường nhỏ, phù hợp cho 3 khách. Đây là lựa chọn cho gia đình nhỏ hoặc nhóm bạn cần không gian cho ba người.
- Quad room: Phòng dành cho 4 khách, có thể được bố trí với các kiểu giường khác nhau như: 2 giường đôi, 2 giường đơn và 1 giường đôi, 1 giường tầng và 1 giường đôi, hoặc 2 giường tầng. Phòng này lý tưởng cho gia đình hoặc nhóm bạn cần không gian rộng rãi và giường ngủ linh hoạt.
Phân loại phòng khách sạn theo kiểu giường ngủ không chỉ giúp khách hàng dễ dàng tìm phòng phù hợp mà còn đáp ứng các yêu cầu về sự thoải mái và không gian riêng tư cho từng nhóm khách.
Thách thức trong quản lý các loại phòng khách sạn
Quản lý các loại phòng khách sạn có thể gặp phải nhiều thách thức, đặc biệt là khi có sự đa dạng về các hạng phòng và nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là một số thách thức chính:
Quản lý đặt phòng và tối ưu công suất
Phân bổ phòng hợp lý để tối ưu công suất và doanh thu luôn là thách thức lớn. Quản lý đặt phòng và tối ưu công suất trong khách sạn có nhiều hạng phòng gặp phải thách thức lớn như tình trạng phòng trống không đồng đều, nhu cầu đa dạng từ khách hàng, và tình huống hủy hoặc thay đổi đặt phòng vào phút cuối,... Thêm vào đó, việc phân bổ phòng không hợp lý, thay đổi nhu cầu theo mùa, và việc không linh hoạt trong xử lý các tình huống thay đổi có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng và hiệu quả kinh doanh.
Ví dụ: Các phòng cao cấp như Suite thường bị bỏ trống, trong khi các phòng tiêu chuẩn lại hết sớm, gây mất cân đối công suất và giảm doanh thu.
Giải pháp hiệu quả mà các quản lý nên nghĩ tới ngay lúc này là sử dụng chiến lược chuyển đổi cơ cấu hạng phòng. Để tiết kiệm thời gian các quản lý nên cân nhắc sử dụng hệ thống PMS để giải quyết những vấn đề này, đảm bảo hoạt động linh hoạt, tối ưu hóa công suất, và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Duy trì chất lượng phòng và tiện nghi
Để đảm bảo chất lượng và tiện nghi đồng đều giữa các loại phòng khách sạn là một thách thức lớn. Phòng hạng sang (Suite) và phòng cao cấp đòi hỏi tiêu chuẩn nội thất và dịch vụ cao, trong khi phòng tiêu chuẩn cần bảo trì với chi phí tiết kiệm.
Giải pháp hiệu quả là lập kế hoạch bảo trì định kỳ, tổ chức kiểm tra chất lượng thường xuyên và đào tạo nhân viên để duy trì tiêu chuẩn dịch vụ. Tuy nhiên, việc quản lý bảo trì có thể trở nên phức tạp nếu không sử dụng công cụ hỗ trợ. Các khách sạn nên đầu tư phần mềm quản lý khách sạn để tối ưu hóa công tác bảo trì, nâng cao hiệu suất hoạt động và công suất phòng tốt hơn.
Tối ưu hóa giá phòng cho từng hạng phòng
Việc tối ưu giá cho nhiều loại phòng là thách thức lớn với các cơ sở lưu trú. Giá phòng thường thay đổi theo mùa, sự kiện đặc biệt hoặc chính sách, và điều chỉnh thủ công dễ gây sai sót, tốn thời gian.
Giải pháp hiệu quả là sử dụng hệ thống PMS tích hợp CMS , giúp tự động điều chỉnh giá dựa trên nhu cầu thị trường, mùa vụ và sự kiện. Hệ thống này tối ưu giá cho từng hạng phòng, tăng doanh thu mà vẫn giữ chân khách hàng. Đồng thời, giá phòng được tự động đồng bộ lên các kênh OTA, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian quản lý.
Trên đây Blue Jay PMS đã giúp bạn thống kê các loại phòng trong khách sạn và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khi khách sạn của bạn có đa dạng các hạng phòng.