Website builder là giải pháp thiết kế website hiện đại, được nhiều đơn vị sử dụng. Dù vậy, hiểu biết đầy đủ thì không phải ai cũng rõ, nên hãy đọc bài sau để hiểu những điều cơ bản nhất về giải pháp này.
Làm cách nào để tạo website hoàn chỉnh?
Để tạo nên website hoàn chỉnh, bạn cần thực hiện các bước theo trình tự như dưới đây:
- Xây dựng website, dựa trên nền tảng có sẵn hoặc tự build theo kiến thức lập trình. Công việc này phải thực hiện đầu tiên là để tránh lãng phí thời gian tên miền, hosting ở trạng thái chờ, hoặc thử sai quá nhiều, gây lãng phí và tạo nên những trải nghiệm không đáng có.
- Chọn tên miền, và thuê hosting. 2 công việc này có thể thực hiện song song, hoặc cái nào trước cũng được, nhưng phải thực hiện sau khi hoàn thiện website. Tên miền là địa chỉ của website đó, còn hosting là nơi đặt toàn bộ dữ liệu website; khi cả 2 được kết nối, thì website mới hiển thị và mọi người mới có thể tìm thấy chúng.
- Mua chứng chỉ SSL. SSL là tiêu chuẩn an toàn cho website, giúp mã hóa thông tin, tránh bị tin tặc tấn công và rò rỉ các dữ liệu nhạy cảm (thông tin khách hàng, thẻ tín dụng…). Phân biệt giữa website không và có SSL là ở giao thức http và https, trong đó “s” là secure (bảo mật), với các trang không có SSL thì thông thường các trình duyệt sẽ chặn hoặc cảnh báo khi truy cập.
Website builder là công cụ tạo website đóng gói và tùy biến trong phạm vi cho phép, đa chức năng, được tối ưu để hiển thị trên thiết bị di động và công cụ tìm kiếm.
Website builder là gì?
Website builder là công cụ tạo website đóng gói và tùy biến trong phạm vi cho phép, đa chức năng, được tối ưu để hiển thị trên thiết bị di động và công cụ tìm kiếm. Điểm khác biệt giữa website builder và các công cụ thiết kế website truyền thống, là khi người dùng sử dụng website builder thì không cần hiểu biết về lập trình, code hoặc kiến thức tương tự, vì mọi thứ đều đã được đóng gói hoàn chỉnh. Nhiệm vụ chỉ cần là sắp xếp, thêm bớt các thuộc tính, chức năng cho phù hợp với mục đích thiết kế website và cập nhật nội dung, hình ảnh… cho chúng.
Trong Website builder, hệ thống quản lý nội dung được gọi là CMS (Content Management System – Hệ thống quản lý nội dung) bởi tập trung vào việc cung cấp, thể hiện thông tin, nội dung trên website một cách trực quan, khoa học và có hệ thống.
Cụ thể hơn, website builder giúp người dùng quản lý, sắp xếp toàn bộ nội dung (văn bản, hình ảnh, video…) một cách dễ dàng, hiệu quả mà không cần biết về kỹ thuật lập trình nào. Với một số website builder, các thuộc tính nội dung như trên được sắp xếp độc lập, giúp phân loại và quản lý tiện lợi hơn.
Đâu là website builder tốt nhất cho người dùng không chuyên?
Về cơ bản, tất cả các website builder đều được thiết kế để người dùng có ngay website hoàn chỉnh, hoạt động như ý chỉ sau vài phút. Nhưng website builder dễ dàng, phù hợp cho những người không chuyên là những website builder có hệ thống template (giao diện mẫu) sẵn, giúp người dùng nhanh chóng áp dụng vào website của mình và điều chỉnh một vài yếu tố nhỏ (tiêu đề, logo, ảnh minh họa, thông tin cơ bản…) để tạo nên website hoàn chỉnh.
Ngoài ra, có một số website builder đặc thù như dành cho khách sạn, ví dụ là Blue Jay PMS thì toàn bộ giao diện mẫu đều được chuẩn hóa, đáp ứng từ nhu cầu cơ bản đến nâng cao của các khách sạn. Với các website builder đặc thù như thế này, các tính năng hoặc thay đổi mới sẽ luôn được cập nhật, đồng bộ trên hệ thống, giúp người dùng nhanh chóng áp dụng để triển khai trên website của mình, bên cạnh việc bắt kịp các xu hướng công nghệ khách sạn mới nhất.
Các website builder chung đều sẽ cung cấp cho người dùng các thiết lập cơ bản như:
- Domain, là tên miền tùy chỉnh hoặc gắn liền với đơn vị website builder đấy.
- Hosting, là hệ thống lưu trữ và bảo vệ dữ liệu website, giúp chúng hiển thị và an toàn trên internet.
- Template, là các mẫu, giao diện có sẵn giúp người dùng tùy chỉnh, tùy biến cho phù hợp với mục đích xây dựng website.
- Tối ưu hiển thị đa thiết bị, giúp trải nghiệm trên mọi thiết bị đều liền lạc, ổn định.
- Tối ưu hiển thị trên công cụ tìm kiếm, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy website của bạn.
Ngoài ra, với các website builder cho khách sạn (website builder hotel), thì chúng còn cung cấp thêm các tính năng như là:
- Tích hợp công cụ đặt phòng và giải pháp thanh toán.
- Hiển thị thông tin phòng, cập nhật tình trạng phòng tại khách sạn.
Tổng quan lại, website builder tốt nhất cho những người không chuyên là những website trực quan, thân thiện, dễ dàng triển khai và điều chỉnh dựa trên mục tiêu xây dựng website ban đầu. Với website builder cho khách sạn, chúng còn phải cung cấp các công cụ, thuộc tính phù hợp để khách sạn bán phòng được tốt hơn.
Làm thế nào để biết website builder nào đã được sử dụng trên một website?
Nếu truy cập website và ưng ý với giao diện đấy nhưng không biết chúng tạo ra từ nền tảng nào, đặc biệt là trong quá trình nghiên cứu khách sạn đối thủ và phải phân tích website của họ, thì phải làm thế nào? Có 3 cách để biết một website được tạo ra từ nền tảng nào, cụ thể là:
- Cuộn xuống cuối trang, thông tin website builder sẽ hiển thị, ví dụ: Power/ Build by Blue Jay PMS. Với một số website, thông tin này sẽ dẫn đến đơn vị website builder, vừa để tạo backlink (trỏ link từ một website khác đến website gốc) cho đơn vị ấy, vừa chứng thực uy tín cho website.
- Kiểm tra qua công cụ View source bằng cách click phải vào trang và chọn View source page kế cuối, hoặc bấm cụm phím tắt Ctrl U để theo dõi. Với một số website, thông tin này bị ẩn hoặc không hiển thị công khai, khiến việc truy vết khó khăn hơn.
- Liên lạc với chủ website để tìm hiểu, khi những cách trên không hiệu quả và không tìm được thông tin như ý.
Tìm thông tin đơn vị website builder sẽ giúp việc tham khảo, áp dụng các giao diện tương tự, phù hợp với kế hoạch kinh doanh khách sạn của bạn trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
Nên sử dụng website builder nào?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị website builder, phổ biến và rộng rãi nhất phải kể đến là Wordpress, ngoài ra còn có Squarespace và Wix. Việc lựa chọn đâu là nền tảng website builder để xây dựng website phụ thuộc vào mục tiêu, nhu cầu, cũng như chiến lược kinh doanh của bạn.
Vì trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp, nên bạn có thể dựa vào chính sách dùng thử, hoặc các giao diện mẫu để đánh giá, đo lường là liệu nền tảng nào phù hợp với ý tưởng website mà bạn hướng đến trước khi chi tiền sử dụng.
Riêng với ngành khách sạn là có tính đặc thù khi phải hiển thị thông tin phòng, giá và tình trạng phòng trống mà không phải nền tảng nào cũng phù hợp. Hiện tại, Blue Jay PMS là đơn vị tiên phong, cung cấp giải pháp website builder cho khách sạn với giao diện chuẩn, hỗ trợ các thuộc tính đặc thù như trên, giúp khách sạn khai thác tối đa hiệu quả và bán phòng được tốt hơn.
Lợi ích của khách sạn khi có website là gì?
Một website thân thiện với người dùng là tiền đề quan trọng để tạo nên trải nghiệm tích cực cho người dùng. Với website khách sạn, đây còn là nơi tạo nên hào hứng, cảm giác uy tín, muốn trải nghiệm và quyết định có nên chọn đây là nơi đặt phòng không. Số liệu dưới đây là minh chứng cho điều này, khi mà:
- Lượt đặt phòng trực tiếp cao hơn (58,6%) các kênh bán phòng khác là Booking (41,5%), hay là Expedia (22,8%).
- Lợi nhuận từ đặt phòng trực tiếp cao hơn (12,5%) so với các kênh OTA.
- Giá trị thị trường kênh đặt phòng trực tuyến sẽ đạt 691 tỷ USD trong 5 năm tới.
- Nhu cầu đặt phòng qua kênh đặt phòng trực tiếp tại Mỹ là 85%.
Xu hướng áp dụng công nghệ khách sạn đang được đẩy mạnh, và bạn không nên đứng ngoài cuộc chơi này bằng cách tìm kiếm và xây dựng website khách sạn cho riêng mình.
Về cơ bản, các khách sạn không nên cần một website cầu kỳ phức tạp, thay vào đó hãy chỉ nên tập trung vào những tính năng thiết thực như hiển thị và bán phòng khách sạn, có như vậy thì người dùng khi truy cập sẽ tập trung chú ý và dễ dàng ra quyết định đặt phòng khách sạn hơn.